Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai cấp xã, huyện để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
- Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi cấp xã, huyện để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
- Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống thiên tai cấp xã, huyện để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
- Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong hệ thống thủy lợi để xây dựng nông thôn mới như thế nào?
Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi cấp xã, huyện để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn về hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi cấp xã, huyện như sau:
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi; hỗ trợ các nội dung chính sách phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước theo quy định tại Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ;
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung thủy lợi vào trong quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng xã;
- Xây mới, cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi phù hợp với quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng vùng huyện, tạo kết nối giữa các xã;
- Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nội đồng gắn với chỉnh trang đồng ruộng, áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến, tưới tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính;
- Thành lập, củng cố các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững;
- Huy động sự tham gia của người dân, áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong đầu tư, quản lý khai thác công trình thủy lợi; Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành công trình thủy lợi;
- Thực hiện bảo trì công trình thủy lợi theo quy định; thực hiện kiểm kê, kiểm soát, xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn công trình và chất lượng nước trong công trình thủy lợi;
- Xây dựng một số mô hình về tưới thông minh, tưới tiết kiệm nước làm cơ sở nhân rộng và đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp;
- Thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi để nâng cao nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ công trình, bảo vệ chất lượng nước và sử dụng nước tiết kiệm.
Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai cấp xã, huyện để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)
Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống thiên tai cấp xã, huyện để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn về hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống thiên tai cấp xã, huyện như sau:
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Phòng, chống thiên tai, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều trên địa bàn tỉnh đảm bảo đồng bộ, thống nhất, khả thi và tổ chức thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” trong xây dựng nông thôn mới;
- Hướng dẫn, xây dựng, cập nhật kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai, bản đồ phòng chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới;
- Chuẩn bị, duy trì thường xuyên hoặc có phương án sẵn sàng huy động vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo kế hoạch được duyệt; tổ chức cho cộng đồng dân cư tham gia đánh giá rủi ro thiên tai, lập bản đồ phòng chống thiên tai;
- Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng thiết yếu để giảm thiểu rủi ro thiên tai phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới; thực hiện việc bố trí, sắp xếp lại dân cư tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai gắn với xây dựng nông thôn mới; lắp đặt hướng dẫn, cảnh báo tại những điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai;
- Kiện toàn, củng cố, tập huấn, diễn tập, thực hành và đầu tư trang thiết bị nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, cán bộ chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện,cấp xã, đội xung kích phòng chống thiên tai và người dân đáp ứng nhu cầu chủ động phòng chống thiên tai ngay từ giờ đầu tại cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ”;
+ Xây dựng tài liệu tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền và các hoạt động phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới;
- Rà soát, nâng cấp, hoàn thiện thiết bị thông tin liên lạc bảo đảm thông tin chỉ đạo, hướng dẫn, cảnh báo đến người dân; kịp thời sơ tán người dân và giảm thiểu rủi ro khi xảy ra thiên tai;
- Xây dựng mô hình điểm làm cơ sở nhân rộng và đề xuất cơ chế chính sách phù hợp;
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai cho người dân, cộng đồng; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới vào các hoạt động truyền thông, sự kiện văn hóa;
- Tổ chức kiểm tra, rà soát, ngăn chặn, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới.
Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong hệ thống thủy lợi để xây dựng nông thôn mới như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
1. Nội dung chính sách hỗ trợ:
a) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha;
b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí để san phẳng đồng ruộng, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/ha.
2. Điều kiện hỗ trợ:
Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đối với cá nhân: Quy mô khu tưới phải đạt từ 0,3 ha trở lên, riêng khu vực miền núi từ 0,1 ha trở lên; việc hỗ trợ cho cá nhân được thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở;
b) Đối với tổ chức thủy lợi cơ sở: Quy mô khu tưới phải đạt từ 02 ha trở lên, riêng khu vực miền núi từ 01 ha trở lên và phải có hợp đồng liên kết với hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp sản xuất;
c) Hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ các loại cây trồng là cây chủ lực của quốc gia, địa phương, có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu từng vùng, miền.
Như vậy, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo nâng cao chất lượng hệ thống thủy lợi và phòng chống thiên tai để xây dựng nông thôn mới theo quy định nêu trên.
Lê Nguyễn Cẩm Nhung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống thiên tai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?