Các hành vi bị nghiêm cấm đối với Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp? Làm giả Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp bị xử lý như thế nào?
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Làm giả, làm sai lệch dữ liệu, nội dung Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
- Hủy hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
- Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trái với quy định của Nghị định này.
Như vậy, 03 trường hợp trên là trường hợp cấm đối với Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp. Đặc biệt lưu ý trường hợp làm giả, làm sai lệch dữ liệu, nội dung Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp? Làm giả Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Làm giả Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (được hướng dẫn bởi Điều 27 Thông tư 218/2016/TT-BQP) như sau:
Xử lý vi phạm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng sử dụng Chứng minh sai mục đích, sửa chữa, cho mượn, làm mất hoặc lưu giữ khi không còn được sử dụng, tùy theo mức độ sai phạm xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Người có hành vi làm giả, hủy hoại, lưu giữ, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng của người khác vào bất cứ mục đích gì, tùy theo mức độ sai phạm xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với hành vi làm giả Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, không cần biết làm giả vì mục đích gì đều sẽ bị xử phạt. Tùy theo mức độ sai phạm sẽ xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định.
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng Quân nhân chuyên nghiệp hiện nay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau về chế độ đào tạo, bồi dưỡng Quân nhân chuyên nghiệp:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phải căn cứ vào yêu cầu tổ chức biên chế của Quân đội nhân dân, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng sau khi thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, ngành khác có liên quan.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng có nghĩa vụ và được hưởng các chế độ như sau:
a) Chấp hành nghiêm quy chế đào tạo, bồi dưỡng và kỷ luật quân đội, chịu sự quản lý của cơ sở giáo dục, đào tạo;
b) Được hưởng nguyên lương, phụ cấp; được tính vào thời gian phục vụ quân đội để xét nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm.
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp sẽ được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định trên.
Quân nhân chuyên nghiệp sẽ được hưởng chế độ nghỉ ngơi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 (hướng dẫn bởi Thông tư 113/2016/TT-BQP), chế độ nghỉ ngơi của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng:
- Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật lao động và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
- Khi có lệnh động viên, trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ thực hiện chế độ nghỉ ngơi; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang nghỉ phải trở về đơn vị.
Như vậy, Quân nhân chuyên nghiệp sẽ được hưởng chế độ nghỉ ngơi theo quy định trên và hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 113/2016/TT-BQP.
Trịnh Ngọc Diệp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quân nhân chuyên nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?