Các sản phẩm dầu thực vật và chế biến từ dầu thực vật nào sẽ thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm?

“Cho hỏi các sản phẩm dầu thực vật và chế biến từ dầu thực vật nào sẽ thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm? Cảm ơn!" - Đây là câu hỏi của bạn Hùng Hưng.

Dầu thực vật là gì?

Dầu thực vật là một nhóm các chất béo và chất dinh dưỡng tự nhiên có nguồn gốc từ một số loại hạt, ngũ cốc và trái cây. Không phải tất cả chúng đều tồn tại ở dạng lỏng trong điều kiện môi trường và chúng thường có màu vàng hoặc trắng trong.

Đa số các loại dầu này đều có lợi cho sức khỏe con người và được sử dụng phổ biến cùng với thực phẩm.

Thành phần của loại dầu này chủ yếu là axit béo không no, vitamin E và các dưỡng chất tốt cho cơ thể. Cụ thể hơn nó bao gồm các hỗn hợp phức tạp của triacylglycerol với một lượng nhỏ diacylglycerol.

Các thành phần nhỏ khác là tocopherols, phytosterol ester, omega 3,6,9, vitamin K …có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ con người chữa bệnh, phòng ngừa bệnh và nâng cao sức khỏe.

Trách nhiệm tổ chức việc ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021 quy định về trách nhiệm tổ chức việc ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương như sau:

Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Vụ Khoa học và Công nghệ: (i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, cập nhật công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước theo từng thời kỳ; (ii) Kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục 2 của Quyết định này.
2. Giao Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục 1 của Quyết định này.
3. Giao Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục 3 của Quyết định này.”

Theo đó, Vụ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, cập nhật công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước theo từng thời kỳ;

- Kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục 2 của Quyết định này.

Danh mục sản phẩm dầu thực vật và các sản phẩm chế biến từ dầu thực vật thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm  được quy định như thế nào?

Các sản phẩm dầu thực vật và chế biến từ dầu thực vật nào sẽ thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm? (Hình từ internet)

Các sản phẩm dầu thực vật và chế biến từ dầu thực vật nào sẽ thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 2.3 ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021 quy định về danh mục sản phẩm dầu thực vật và các sản phẩm chế biến từ dầu thực vật thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm như sau:

Xem toàn bộ danh mục sản phẩm dầu thực vật và các sản phẩm chế biến từ dầu thực vật thuộc danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm tại Phụ lục 2.3 ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm

Phạm Văn Quốc

An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những ai?
Pháp luật
Những trường hợp nào không cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? Căn tin của công ty có cần phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm đều bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu là quà tặng?
Pháp luật
Tổng hợp các mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm mới nhất? Vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Bếp ăn tập thể phải đảm bảo những điều kiện gì về an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống trên tàu chở khách du lịch tại cơ quan nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải công khai thông tin rộng rãi đến công chúng những thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ra sao?
Pháp luật
Mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào