Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì phụ cấp trực ca đêm bác sĩ sẽ thay đổi như thế nào? Có tăng thu nhập cho bác sĩ không?
Phụ cấp trực ca đêm của bác sĩ là phụ cấp đặc thù ngành đúng không?
Phụ cấp đặc thù là loại phụ cấp áp dụng riêng đối với từng ngành, nghề đặc thù trong đó, ngành y có đặc thù là việc trực đêm, phẫu thuật, thủ thuật, chống dịch.
Theo đó, tại Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp đặc thù với người làm việc trong các cơ sở y tế, trong đó có chế độ phụ cấp thường trực:
- Phụ cấp thường trực áp dụng với các đối tượng phải làm việc theo ca kíp, làm thêm giờ.
- Theo nguyên tắc thì nếu thiếu nhân lực, không bố trí được thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ.
- Ngoài ra, đối với khoa, khu vực đặc biệt như: khoa hồi sức cấp cứu, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa hồi sức sơ sinh, khoa điều trị tích cực, khoa cấp cứu, khoa chống độc; chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, hạng II; khu vực chăm sóc bệnh nhân tâm thần cấp tính ở bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tâm thần thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào điều kiện thực tế để bố trí người lao động làm việc theo ca như sau:
+ Ngày làm việc gồm 03 ca, mỗi ca làm việc 08 giờ;
+ Ngày làm việc gồm 02 ca: một ca làm việc 08 giờ theo giờ hành chính và một ca làm việc 16 giờ hoặc mỗi ca làm việc 12 giờ.
Theo đó, phụ cấp thường trực được nêu tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg như sau:
Lưu ý: Khi y, bác sĩ làm việc trong thời gian nghỉ trên thì cơ sở y tế phải trả thêm tiền làm thêm giờ.
Như vậy, tiền trực ca đêm là một trong những chế độ phụ cấp thường trực, đặc thù ngành y.
Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì phụ cấp trực ca đêm bác sĩ sẽ thay đổi như thế nào? Có tăng thu nhập cho bác sĩ không?
Cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì phụ cấp đặc thù trực ca đêm bác sĩ sẽ thay đổi như thế nào?
Căn cứ tại điểm d tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 quy định như sau:
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
- Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
...
Theo đó, Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 đã nhấn mạnh sẽ tiếp tục phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu) và không đề cập đến việc tiếp tục giữ phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức trong đó có phụ cấp đặc thù đối với đội ngũ y, bác sĩ.
Theo phương án cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 đang được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV để triển khai từ ngày 1/7/2024, sẽ có 5 bảng lương gồm:
- 1 bảng lương chức vụ, chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp công lập) từ Trung ương đến cấp xã;
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.
Theo đó, hệ thống bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo, quản lý, loại bỏ hết những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù.
Tuy nhiên, phát biểu tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết có khoảng 134.284 cán bộ công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù (có tiền lương tăng thêm ngoài chế độ chung từ 0,66 lần đến 2,43 lần).
Và khi cải cách tiền lương, các trường hợp trên sẽ được thực hiện chuyển xếp vào lương mới, khi bãi bỏ các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập đặc thù, tiền lương mới, các phụ cấp của những cán bộ, công chức có phụ cấp đặc thù có thể thấp hơn so với trước khi cải cách tiền lương.
Bộ Nội vụ cho biết qua rà soát có 36 cơ quan, đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang thì có một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương.
Tuy nhiên nguyên tắc thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Do đó, hiện nay Chính phủ đưa phương án hưởng lương bảo lưu chênh lệch nếu lương cơ bản cộng phụ cấp mới thấp hơn so với tiền lương hiện hưởng (bao gồm cả tiền lương tăng thêm) trước cải cách tiền lương. Mức bảo lưu chênh lệch này sẽ giảm tương ứng khi điều chỉnh tăng tiền lương mới hàng năm.
Như vậy, sau khi cải cách tiền lương có thể sẽ bỏ chế độ phụ cấp đặc thù ngành y trong đó có tiền trực ca đêm của bác sĩ. Tuy nhiên theo tinh thần thực hiện cải cách đảm bảo tiền lương bác sĩ sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Tiền lương bác sĩ sau khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW gồm những khoản nào?
(1) Đối với bác sĩ là viên chức
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 thiết kế cơ cấu tiền lương mới đối với bác sĩ (khu vực công) như sau:
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, cơ cấu tiền lương của bác sĩ khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ như sau:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương):
Quy định mới sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Xây dựng, ban hành hệ thống 02 bảng lương mới đối với viên chức theo vị trí việc làm, chức danh lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
+ Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương):
+ Tiếp tục được hưởng các loại phụ cấp gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp lưu động.
+ Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề).
+ Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì khoản tiền lương của bác sĩ (khu vực công) sẽ gồm có các khoản như sau:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
(2) Đối với bác sĩ là người lao động:
Đối với bác sĩ là người lao động làm việc tại các bệnh viện tư nhân không phải là viên chức thì theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khoản tiền lương của bác sĩ sẽ được thực hiện như người lao động trong doanh nghiệp.
Bác sĩ (người lao động) và người sử dụng lao động sẽ thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cải cách tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?