Chế độ sinh hoạt của quân nhân dự bị được tổ chức theo hình thức nào? Nội dung và thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị ra sao?
Quân nhân dự bị là ai?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 về định nghĩa quân nhân dự bị như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự."
Trong đó, quân nhân dự bị được xếp vào cán bộ khung A và cán bộ khung B trong các trường hợp hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 84/2020/TT-BQP như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cán bộ Khung A là sĩ quan tại ngũ được biên chế trong đơn vị khung thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Cán bộ Khung B là quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên, có quy mô tổ chức từ cấp tiểu đội và tương đương đến cấp trung đoàn và tương đương."
Chế độ sinh hoạt của quân nhân dự bị được tổ chức theo hình thức nào? Nội dung và thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị ra sao?
Hình thức sinh hoạt quân nhân dự bị là gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 84/2020/TT-BQP về hình thức sinh hoạt quân nhân dự bị như sau:
"Điều 4. Hình thức sinh hoạt quân nhân dự bị
1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được tổ chức sinh hoạt theo hình thức tập trung.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp tổ chức sinh hoạt đối với cán bộ Khung B. Trường hợp địa bàn rộng hoặc cán bộ Khung B số lượng đông, tổ chức sinh hoạt theo cụm xã.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã: Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp tổ chức sinh hoạt đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên."
Nội dung sinh hoạt quân nhân dự bị bao gồm những gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 84/2020/TT-BQP về các nội dung sinh hoạt quân nhân dự bị như sau:
"Điều 5. Nội dung sinh hoạt quân nhân dự bị
1. Đối với cán bộ Khung B
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chủ trì sinh hoạt, nội dung gồm: Kiểm tra quân số cán bộ Khung B; thông báo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quán triệt nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương và những nội dung có liên quan đến nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ Khung B.
b) Đơn vị Quân đội nhân dân có chỉ tiêu tiếp nhận quân nhân dự bị:
Sau khi Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức sinh hoạt theo quy định tại điểm a khoản này, cán bộ Khung A chủ trì sinh hoạt cán bộ Khung B thuộc biên chế của đơn vị, nội dung gồm:
- Cán bộ Khung A thông báo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong quý và phương hướng nhiệm vụ quý tiếp theo của đơn vị.
- Cán bộ Khung B báo cáo tổng hợp tình hình đơn vị dự bị động viên thuộc quyền quản lý theo quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cán bộ Khung A phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, cấp xã nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên của cán bộ Khung B.
c) Biên bản sinh hoạt do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập theo quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Chi trả phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ Khung B:
- Sau khi tổ chức sinh hoạt theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Khung B. Việc cấp phát phụ cấp trách nhiệm được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03, Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Chi trả phụ cấp trách nhiệm phải đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định và phải có xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ trong tháng, quý của cấp có thẩm quyền vào Sổ tổng hợp tình hình đơn vị dự bị động viên.
- Trường hợp cán bộ Khung B đủ điều kiện được hưởng phụ cấp trách nhiệm nhưng không trực tiếp đến nhận, nếu có lý do chính đáng, được ủy quyền cho người lĩnh thay; giấy ủy quyền phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi cán bộ Khung B cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi cán bộ Khung B đang lao động, học tập, làm việc; việc ủy quyền không quá hai lần liên tiếp.
2. Đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chủ trì sinh hoạt, nội dung gồm: Kiểm tra quân số; thông báo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quán triệt nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương và những nội dung có liên quan đến nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; đánh giá kết quả, khả năng sẵn sàng động viên và hoàn thành nhiệm vụ của quân nhân dự bị. Biên bản sinh hoạt theo quy định tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên:
- Sau khi tổ chức sinh hoạt theo quy định tại điểm a khoản này, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên. Việc cấp phát phụ cấp được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp quân nhân dự bị đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng không trực tiếp đến nhận, nếu có lý do chính đáng, được ủy quyền cho người lĩnh thay; giấy ủy quyền phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi quân nhân dự bị cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc.
3. Báo cáo kết quả sinh hoạt và chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh) kết quả sinh hoạt và chi trả phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Khung B theo quy định tại Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả sinh hoạt quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên theo quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này."
Thời gian sinh hoạt quân nhân dự bị như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 84/2020/TT-BQP về thời gian sinh hoạt quân nhân dự bị như sau:
"Điều 6. Thời gian sinh hoạt quân nhân dự bị
1. Mỗi quý một lần (vào tháng cuối quý), Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức sinh hoạt cán bộ Khung B, thời gian sinh hoạt không quá ½ ngày.
2. Tháng 12 hằng năm, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) tổ chức sinh hoạt quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên, thời gian sinh hoạt không quá ½ ngày."
Bùi Ngọc Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quân nhân dự bị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?