Chính thức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi năm 2024? Thời gian, phạm vi triển khai thế nào?

Chính thức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi năm 2024? Thời gian, phạm vi triển khai thế nào?

Chính thức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi năm 2024?

Ngày 22 tháng 8 năm 2024 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 2495/QĐ-BYT năm 2024 về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2024.

Cụ thể, mục tiêu của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2024 như sau:

Mục tiêu chung

Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các cơ sởi, dịch sởi xảy ra.

Mục tiêu cụ thể

- 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các cơ sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 01 mũi vắc xin Sởi-Rubella.

- Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP Nghị định 155/2018/NĐ-CP.

Chính thức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi năm 2024? Thời gian, phạm vi triển khai thế nào?

Chính thức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi năm 2024? Thời gian, phạm vi triển khai thế nào? (Hình từ Internet)

Thời gian, đối tượng, phạm vi triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi năm 2024 thế nào?

Căn cứ theo Mục III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2495/QĐ-BYT năm 2024 quy định thời gian, đối tượng, phạm vi triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi năm 2024 như sau:

(1) Thời gian: Quý III-IV năm 2024 (triển khai sớm ngay sau khi vắc xin được cung ứng).

(2) Đối tượng: Trẻ từ 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ; nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.

Ưu tiên tiêm trước cho nhóm đối tượng từ 1-5 tuổi. Nhóm tuổi cụ thể tiêm chủng do các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại địa phương, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương và trao đổi thống nhất với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực.

(3) Phạm vi triển khai

- Giai đoạn 1: 135 quận, huyện tại 18 tỉnh, thành phố (danh sách các tỉnh, thành phố theo Phụ lục)

Bảng 1. Phạm vi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin MR năm 2024

TT

Khu vực

Số tỉnh triển khai

Dự kiến số huyện triển khai

1

Miền Bắc

6

17

2

Tây Nguyên

1

17

3

Miền Nam

11

101


Cộng

18

135

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực và các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương tại thời điểm triển khai, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương rà soát điều chỉnh giảm, bổ sung số tỉnh, huyện triển khai đảm bảo phù hợp.

- Giai đoạn 2: Bổ sung địa bàn triển khai căn cứ vào kết quả rà soát, thống kê của các tỉnh, thành phố và đề xuất của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực căn cứ vào tình hình dịch sởi tại thời điểm rà soát để bổ sung các tỉnh, quận, huyện, xã triển khai.

Phụ lục Danh sách tỉnh, thành phố dự kiến triển khai như sau:

TT

Tỉnh, thành phố

Dự kiến số huyện triển khai

1

Hà Giang

4

2

Hà Nội

2

3

Hà Tĩnh

2

4

Hải Dương

2

4

Nam Định

2

6

Nghệ An

5

7

Gia Lai

17

8

TP. Hồ Chí Minh

22

9

Đồng Nai

7

10

Long An

15

11

Tây Ninh

9

12

Sóc Trăng

11

13

Bến Tre

2

14

Trà Vinh

2

15

Đồng Tháp

1

16

Bình Dương

9

17

Bình Phước

8

18

Kiên Giang

15


KV Miền Bắc

17


KV Tây Nguyên

17


KV Miền Nam

101


Cả nước

135

Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2024 như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục IV Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2495/QĐ-BYT năm 2024 quy định về tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2024 như sau:

(1) Hình thức triển khai:

- Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella tại các cơ sở y tế, trạm y tế xã, phường và các trường tiểu học, mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ một hoặc nhiều đợt theo cụm huyện/xã tùy vào điều kiện của từng địa phương.

- Triển khai tại các điểm tiêm ngoài trạm: Đối với các địa phương là vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận.

- Thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.

(2) Tổ chức buổi tiêm chủng

- Trạm Y tế xã tổ chức buổi tiêm chủng, triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin MR tại Trạm Y tế xã hoặc phối hợp với các cơ sở giáo dục để bố trí điểm tiêm chủng theo quy định.

- Quy trình tổ chức buổi tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CPThông tư 34/2018/TT-BYT.

- Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm phụ thuộc vào số đối tượng trên địa bàn, không quá 100 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm tiêm cho riêng vắc xin MR hoặc không quá 50 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm nếu tiêm cùng các vắc xin khác.

- Rà soát và tiêm vét những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được tiêm vét để hạn chế số trẻ bị bỏ sót.

- Đối với các trường hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch tiêm vét vào ngay cuối mỗi đợt hoặc vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng.

Lưu ý: Trong chiến dịch KHÔNG tiêm vắc xin MR cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần sởi hoặc MR hoặc vắc xin có chứa thành phần sởi và/hoặc rubella trong vòng 1 tháng trước khi triển khai tiêm; KHÔNG tiêm vắc xin MR cho đối tượng đã tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.

Sau chiến dịch, trường hợp trẻ từ 01 tuổi trở lên đã tiêm 02 mũi vắc xin sởi trong đó có 01 mũi vắc xin phối hợp MR thì khi trẻ đủ 18 tháng tuổi không tiêm vắc xin MR trong tiêm chủng thường xuyên.

(3) Kế hoạch đảm bảo an toàn tiêm chủng, xử trí phản ứng sau tiêm.

- Phòng chống sốc: Bố trí trang bị, nhân lực tại chỗ, sự hỗ trợ và tham gia công tác phòng chống sốc của hệ điều trị (có bảng phân công cơ sở điều trị/đội cấp cứu lưu động hỗ trợ cho từng huyện/xã).

- Bố trí các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm nếu có.

- Giám sát, báo cáo phản ứng sau tiêm: Trong thời gian triển khai, thực hiện giám sát và báo cáo nhanh các trường hợp phản ứng nặng, cụm phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêm chủng vắc xin

Nguyễn Thị Minh Hiếu

Tiêm chủng vắc xin
Bệnh sởi
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiêm chủng vắc xin có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêm chủng vắc xin Bệnh sởi
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dấu hiệu bệnh sởi trẻ em là gì? Cách trị bệnh sởi cho trẻ em được thực hiện Bộ Y tế hướng dẫn như thế nào?
Pháp luật
Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em? Trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh sởi vào mùa nào? Hình ảnh bệnh sởi ở trẻ em 5 tuổi như nào?
Pháp luật
Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa nào? Biểu hiện đặc trưng của bệnh? Thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Pháp luật
Mũi vắc xin đầu tiên phòng bệnh sởi ở trẻ em bắt buộc phải tiêm khi nào? Bệnh sởi ở trẻ em thường có những triệu chứng gì?
Pháp luật
Trẻ em từ mấy tuổi có thể tiêm chủng bệnh sởi? Chống chỉ định tiêm chủng bệnh sởi cho trẻ trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bệnh sởi là bệnh gì? Triệu chứng bệnh sởi được biểu hiện như thế nào? Giai đoạn ủ bệnh sởi bắt đầu từ khi nào?
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Bệnh sởi có lây không? Trẻ em mấy tuổi có thể tiêm vắc xin phòng bệnh sởi? Không được sử dụng thuốc nào khi mắc bệnh sởi?
Pháp luật
Bệnh sởi lây qua đường nào? Mắc bệnh sởi có thể gây tử vong không? Các cách phòng tránh mắc bệnh sởi?
Pháp luật
Chính thức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi năm 2024? Thời gian, phạm vi triển khai thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào