Chợ tự phát là gì? Mở chợ tự phát lấn chiếm lòng đường có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi mở chợ tự phát lấn chiếm lòng đường có thể bị xử phạt hành chính như thế nào? - Câu hỏi của chị Quỳnh tại Vĩnh Long.

Chợ tự phát là gì?

Thông thường, chợ tự phát ý chỉ những nơi người dân tự tụ tập để mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Còn được gọi là chợ cóc, chợ chạy, chợ chồm hổm…

Hiện nay, các quy phạm pháp luật chưa có quy định như thế nào là chợ tự phát. Tuy nhiên, tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 2 Dự thảo lần 2 Nghị định phát triển và quản lý chợ thì chợ tự phát là chợ không có/chưa có trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, định hướng phát triển của địa phương, không có sự quản lý, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

Tình trạng chợ tự phát xuất hiện và đã tồn tại một một thời gian dài tại một số địa phương. Đặc biệt là những vùng có dân số lớn như địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hay những khu công nghiệp đông công nhân, người lao động.

Trong nhiều năm gần đây, nỗ lực xóa bỏ chợ tự phát cũng đã được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

Chợ tự phát là gì? Mở chợ tự phát lấn chiếm lòng đường có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?

Chợ tự phát là gì? Mở chợ tự phát lấn chiếm lòng đường có thể bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)

Mở chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?

Thông thường, chợ tự phát do người dân tụ tập lại buôn bán tại nơi không được quy hoạch để mua bán ngay lòng lề đường và thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như văn minh đô thị.

Buôn bán tại chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường, các chủ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bởi những hành vi sau đây:

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định:

Các hoạt động khác trên đường bộ
...
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
...

Theo đó, hành vi hợp chợ gây lấn chiếm lòng đường, lề đường sẽ bị xử phạt hành chính, căn cứ Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;
d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này;
...
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

Tụ tập tại chợ tự phát, gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt như thế nào?

Việc tổ chức mua bán hàng hóa tự phát, tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự công cộng. Theo đó, tụ tập gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
...

Mức xử phạt trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể có hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt là gấp đôi (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chợ tự phát

Trần Thị Nguyệt Mai

Chợ tự phát
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chợ tự phát có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chợ tự phát Xử phạt vi phạm hành chính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Pháp luật
Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Trường hợp nào không phải thực hiện gia hạn không?
Pháp luật
Người dân xây dựng mái vòm xung quanh trụ điện hạ áp có bị xử phạt không? Nếu có thì xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sớm được hoàn thành theo thông báo 425/TB-VPCP?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào