Chủ tịch Hội đồng thành viên có bị phạt tù khi công ty TNHH hai thành viên phá sản và mất khả năng thanh toán nợ thuế không?
Thành viên của công ty TNHH hai thành viên phải có trách nhiệm gì về các khoản nợ của công ty?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 về trách nhiệm của các thành viên về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác như sau:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
Như vậy, thành viên góp vốn của công ty TNHH sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của công ty khi phá sản.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có bị phạt tù khi công ty TNHH hai thành viên phá sản và mất khả năng thanh toán nợ thuế không?
Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên không thực hiện thủ tục phá sản có bị phạt tù không?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 định nghĩa về phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo đó, khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 nêu rõ doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Khi lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp không thể tự mình tuyên bố phá sản mà phải làm thủ tục phá sản theo đúng trình tự quy định để Tòa án ra quyết định phá sản.
Căn cứ tại Điều 67 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về việc xử phạt chủ doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ nộp đơn phá sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Như vậy, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì có thể bị xử phạt hành chính từ 01 đến 03 triệu đồng.
Mặt khác doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ là quan hệ pháp luật dân sự.
Do đó, nếu không có căn cứ để xác định việc công ty bị thua lỗ do có hành vi tham ô, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của công ty, dẫn đến việc công ty lâm vào tình trạng phá sản thì chủ tịch hội đồng thành viên, các thành viên công ty không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Doanh nghiệp không được thực hiện hoạt động nào khi có quyết định phá sản?
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau:
- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;
- Từ bỏ quyền đòi nợ;
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lưu ý: Doanh nghiệp có quyết định mở thủ tục phá sản khi thực hiện các giao dịch trên sẽ bị xem là giao dịch vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Phá sản 2014.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?