Chức danh bố trí khi luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống ngành kiểm tra Đảng theo Quy định 110/QĐ-TW như thế nào?
- Chức danh bố trí khi luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống ngành kiểm tra Đảng theo Quy định 110/QĐ-TW như thế nào?
- Tiêu chuẩn, điều kiện để được luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống ngành kiểm tra Đảng là gì?
- Thời gian luân chuyển của cán bộ và nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển như thế nào?
- Quy trình luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng như thế nào?
Chức danh bố trí khi luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống ngành kiểm tra Đảng theo Quy định 110/QĐ-TW như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy định 110/QĐ-TW năm 2023 có nêu rõ chức danh bố trí khi luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống ngành kiểm tra Đảng như sau:
Chức danh bố trí khi luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống ngành kiểm tra Đảng theo Quy định 110/QĐ-TW như thế nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện để được luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống ngành kiểm tra Đảng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy định 110/QĐ-TW năm 2023 có nêu rõ tiêu chuẩn, điều kiện để được luân chuyển cán bộ, công chức trong hệ thống ngành kiểm tra Đảng như sau:
- Lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển.
- Có thời gian công tác trong ngành Kiểm tra Đảng ít nhất 3 năm và còn đủ tuổi để công tác ít nhất 10 năm tính từ thời điểm luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
Thời gian luân chuyển của cán bộ và nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy định 110/QĐ-TW năm 2023 có nêu rõ như sau:
Thời gian luân chuyển và chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển
1. Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
2. Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển trong ngành Kiểm tra Đảng thực hiện theo quy định.
Theo đó, thời gian luân chuyển của cán bộ ngành kiểm tra Đảng ít nhất là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
Thẩm quyền luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng như sau:
- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định luân chuyển cán bộ theo thẩm quyền; đề nghị cấp uỷ liên quan xem xét việc quyết định luân chuyển cán bộ uỷ ban kiểm tra, cán bộ cơ quan uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ.
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện luân chuyển cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Đồng thời căn cứ theo Điều 9 Quy định 110/QĐ-TW năm 2023 có nêu rõ nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển như sau:
- Việc bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ yêu cầu công tác cán bộ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhiệm vụ chính trị, tình hình đội ngũ cán bộ của ủy ban kiểm tra các địa phương, cơ quan, đơn vị; kết quả công tác, năng lực, sở trường của cán bộ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị và nhận xét, đánh giá cán bộ của cấp có thẩm quyền.
- Trường hợp cán bộ luân chuyển được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục bố trí ổn định công tác ở địa phương, cơ quan, đơn vị nơi đến thì không còn là cán bộ luân chuyển theo quy định.
Quy trình luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy định 110/QĐ-TW năm 2023 có quy định quy trình luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng như sau:
Bước 1. Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành kế hoạch luân chuyển cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng theo nhiệm kỳ, hằng năm.
Bước 2. Căn cứ nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp ủy trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ trong ngành Kiểm tra Đảng của địa phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch luân chuyển trình Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, cho chủ trương.
Bước 3. Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổng hợp đề xuất của các địa phương, đơn vị và tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh, nhân sự luân chuyển.
Bước 4. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì trao đổi với cấp ủy địa phương, đơn vị để dự kiến danh sách nhân sự, chức danh luân chuyển.
Bước 5. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ chỉ đạo, tổ chức thực hiện các bước tiếp theo, cụ thể:
- Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.
- Gửi văn ban lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan - trao đổi với cơ quan nơi đi, cơ quan nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự dự kiến luân chuyển. Tổ chức gặp cán bộ để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
- Xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định hoặc chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luân chuyển cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?