Có bao nhiêu loại tài khoản trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ? Thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được sử dụng ra sao?
Có bao nhiêu loại tài khoản trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BNV quy định như sau:
Tài khoản trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ
Tài khoản trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được cấp cho tổ chức, cá nhân dùng để quản trị, cập nhật dữ liệu, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ.
1. Tài khoản quản trị cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ do Bộ Nội vụ quản lý.
2. Tài khoản quản trị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các cơ quan trung ương, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan quản lý dữ liệu cấp II) do Bộ Nội vụ cấp và giao cho các cơ quan quản lý, sử dụng.
3. Tài khoản quản trị của các cơ quan, đơn vị do cơ quan quản lý dữ liệu cấp II cấp trên cấp và giao cho các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng. Tài khoản dùng để khai thác sử dụng của các đơn vị, cá nhân thuộc và trực thuộc các cơ quan, đơn vị do cơ quan, đơn vị cấp để quản lý, sử dụng.
4. Tổ chức, cá nhân được giao tài khoản chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản, bảo mật dữ liệu và quản lý, sử dụng tài khoản theo đúng mục đích, chức năng quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì tài khoản trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành nội vụ gồm có các loại tài khoản sau:
- Tài khoản quản trị cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ do Bộ Nội vụ quản lý.
- Tài khoản quản trị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các cơ quan trung ương, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan quản lý dữ liệu cấp II) do Bộ Nội vụ cấp và giao cho các cơ quan quản lý, sử dụng.
- Tài khoản quản trị của các cơ quan, đơn vị do cơ quan quản lý dữ liệu cấp II cấp trên cấp và giao cho các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng. Tài khoản dùng để khai thác sử dụng của các đơn vị, cá nhân thuộc và trực thuộc các cơ quan, đơn vị do cơ quan, đơn vị cấp để quản lý, sử dụng.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được giao tài khoản chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản, bảo mật dữ liệu và quản lý, sử dụng tài khoản theo đúng mục đích, chức năng quy định.
Có bao nhiêu loại tài khoản trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ? Thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được sử dụng ra sao? (Hình từ internet)
Sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BNV quy định về thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được sử dụng như sau:
- Thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được sử dụng thống nhất trên toàn quốc, có giá trị pháp lý trong quản lý ngành Nội vụ.
- Hình thức khai thác sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ được thực hiện thông qua tài khoản được cấp hoặc thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
- Việc sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu dữ liệu và bảo vệ an toàn thông tin cá nhân.
- Cơ quan quản lý và cơ quan, đơn vị cấp dưới được khai thác sử dụng thông tin trong phạm vi quản lý; ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng, khai thác dữ liệu, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm quản lý và khai thác sử dụng thông tin từ các tài khoản người dùng; tiếp nhận và xử lý những góp ý, khiếu nại đối với dữ liệu trong thẩm quyền quản lý.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Nội vụ có nhu cầu sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin.
- Đối với thông tin liên quan Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, việc cập nhật, khai thác, sử dụng thông tin cần đảm bảo quy định về bảo mật thông tin an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 14/2023/TT-BNV quy định về cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ như sau:
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền quản lý hoặc theo phân cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện xây dựng, xác nhận, phê duyệt sửa đổi nội dung, thay đổi trạng thái, khai thác cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ trong các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ trung ương là cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, được Bộ Nội vụ phân công quản lý dữ liệu chuyên ngành Nội vụ (sau đây gọi là cơ quan quản lý dữ liệu cấp I).
b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ cấp bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan, đơn vị được phân công thu thập, tổng hợp, báo cáo và quản lý dữ liệu thuộc quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương đó (sau đây gọi là cơ quan quản lý dữ liệu cấp II).
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền quản lý hoặc theo phân cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện xây dựng, xác nhận, phê duyệt sửa đổi nội dung, thay đổi trạng thái, khai thác cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ trong các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Cụ thể gồm có như sau:
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ trung ương là cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, được Bộ Nội vụ phân công quản lý dữ liệu chuyên ngành Nội vụ (sau đây gọi là cơ quan quản lý dữ liệu cấp I).
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ cấp bộ, ngành, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan, đơn vị được phân công thu thập, tổng hợp, báo cáo và quản lý dữ liệu thuộc quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương đó (sau đây gọi là cơ quan quản lý dữ liệu cấp II).
Thông tư 14/2023/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 16/10/2023
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu chuyên ngành có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?