Cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp Thủ đô đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, giải pháp tại Nghị quyết 15-NQ/TW là gì?

Cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp Thủ đô đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, giải pháp tại Nghị quyết 15-NQ/TW là gì?

Cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp Thủ đô đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, giải pháp tại Nghị quyết 15-NQ/TW là gì?

Xem thêm: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần 10

Căn cứ Mục 2 Phần III Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 có nêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó có cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp Thủ đô đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045 như sau:

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
...
2. Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
- Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, lấy khoa học, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt để phát triển kinh tế - xã hội; phát huy hiệu quả nguồn lực trí tuệ con người, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và các mô hình kinh tế mới gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Hỗ trợ phát triển bền vững, đồng bộ các thị trường tài chính, tiền tệ; thị trường chứng khoán; thị trường bất động sản; thị trường khoa học và công nghệ; thị trường lao động; thị trường dịch vụ văn hoá.
- Xây dựng một số ngành, sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao; phát triển các sản phẩm làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống và các dịch vụ đặc trưng của Thủ đô. Ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp - công nghệ cao và các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics; phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hoá.
- Tập trung cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao; phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc. Ưu tiên xây dựng vành đai xanh, bảo đảm môi trường sống. Chú trọng phát triển công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, gắn với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của Thủ đô về văn hoá, khoa học, công nghệ. Phát huy vai trò dẫn dắt, tạo động lực của đầu tư công kết hợp với khuyến khích, phát huy các nguồn vốn từ khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế…; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ đất đai, tài nguyên gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên đầu tư, phát triển các chương trình mục tiêu, dự án trọng điểm, đặc biệt là các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số, hạ tầng giao thông, đô thị thông minh, hạ tầng liên kết vùng. Có cơ chế, chính sách phù hợp để xử lý, thúc đẩy các dự án chậm triển khai, nhất là các dự án được phê duyệt từ trước thời điểm điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính Thủ đô.
- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tổ chức tín dụng và hệ thống quỹ tài chính; phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có cơ chế phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của kinh tế Thủ đô. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, kết nối theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp trong vùng kinh tế và cả nước cũng như trong khu vực và thế giới. Chủ động thu hút có chọn lọc đầu tư nước ngoài; ưu tiên các ngành, lĩnh vực có đóng góp tích cực cho quá trình tái cơ cấu kinh tế; thu hút các tập đoàn đa quốc gia thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển đặt trụ sở tại Hà Nội. Quyết liệt cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, tạo chuyển biến rõ nét về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Như vậy, nhằm cơ cấu lại và phát triển ngành nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, giải pháp cơ bản được Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị đưa ra là:

- Phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao; phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc.

- Ưu tiên xây dựng vành đai xanh, bảo đảm môi trường sống.

- Chú trọng phát triển công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, gắn với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp Thủ đô đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, giải pháp tại Nghị quyết 15-NQ/TW là gì?

Cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp Thủ đô đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, giải pháp tại Nghị quyết 15-NQ/TW là gì? (Hình ảnh Internet)

Mục tiêu của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ mục tiêu đến năm 2030 như sau:

- Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD.

Tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ tầm nhìn đến năm 2045 như sau:

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu và tầm nhìn
...
2.2. Tầm nhìn đến năm 2045
Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Như vậy, trên đây là tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển nông nghiệp

Nguyễn Đỗ Bảo Trung

Phát triển nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phát triển nông nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển nông nghiệp
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không tính lãi nợ với các khoản vay của cá nhân do ảnh hưởng bão lũ? Cơ chế bảo đảm các khoản vay là gì?
Pháp luật
Cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp Thủ đô đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, giải pháp tại Nghị quyết 15-NQ/TW là gì?
Pháp luật
Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được thực hiện theo những nguyên tắc nào? Mức cho vay là bao nhiêu?
Pháp luật
Hộ gia đình trồng cây công nghiệp được vay 200 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo có đúng không?
Pháp luật
Nông thôn mới: Đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền và địa phương theo hướng hiện đại, văn minh?
Pháp luật
Thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam: Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020?
Pháp luật
Phát triển nông nghiệp hiệu quả: Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô lớn?
Pháp luật
Mục tiêu xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững như thế nào?
Pháp luật
Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải có trình độ cao cấp lí luận chính trị đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào