Có đương nhiên chấm dứt giám hộ khi người giám hộ chết? Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ quy định như thế nào?
Có đương nhiên chấm dứt việc giám hộ khi người giám hộ chết?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chấm dứt việc giám hộ như sau:
Chấm dứt việc giám hộ
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
Theo quy định trên thì trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; người được giám hộ chết; cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì việc giám hộ sẽ chấm dứt.
Ngoài ra theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thay đổi người giám hộ như sau:
Thay đổi người giám hộ
1. Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:
a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;
b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì khi người giám hộ chết thì việc giám hộ sẽ không đương nhiên chấm dứt mà sẽ có thể thay đổi người giám hộ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015.
Có đương nhiên chấm dứt việc giám hộ khi người giám hộ chết?
Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 63 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của việc chấm dứt giám hộ được quy định như sau:
- Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
- Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ;
Nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
- Chấm dứt việc giám hộ trong trường hợp cha mẹ người giám hộ đã đủ điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình hoặc người được giám hộ được nhận làm con nuôi, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ được quy định như thế nào?
(1) Quyền của người giám hộ:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền của người giám hộ được quy định như sau:
+ Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
++ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
++ Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
++ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
+ Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015.
Nghĩa vụ của người giám hộ:
- Căn cứ tại Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi được quy định như sau:
+ Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ.
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Căn cứ tại Điều 56 Bộ luật Dân sự 2015 nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được quy định như sau:
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Căn cứ tại Điều 57 Bộ luật Dân sự 2015 nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định như sau:
+ Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
++ Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
++ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
++ Quản lý tài sản của người được giám hộ;
++ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
+ Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 57 Bộ luật Dân sự 2015.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người giám hộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?