Có phải tất cả chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ hoán đổi danh mục phải được phong tỏa tại VSDC không?
Có phải tất cả chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ hoán đổi danh mục phải được phong tỏa tại VSDC không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 98/2020/TT-BTC định nghĩa về chứng khoán cơ cấu là chứng khoán cơ sở có trong cơ cấu chỉ số tham chiếu của quỹ ETF, không bao gồm chứng khoán phái sinh.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 254 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ thành lập quỹ hoán đổi danh mục
1. Việc tham gia góp vốn thành lập quỹ hoán đổi danh mục của các thành viên lập quỹ, nhà đầu tư được thực hiện bằng danh mục chứng khoán cơ cấu. Việc góp vốn bằng tiền chỉ được thực hiện cho khoản thanh toán chênh lệch giữa giá trị danh mục chứng khoán cơ cấu và giá phát hành; khoản thanh toán cho các chứng khoán cơ cấu mà thành viên lập quỹ, nhà đầu tư bị hạn chế chuyển nhượng, bị hạn chế đầu tư do bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại thời điểm thực hiện giao dịch; các khoản cổ tức, trái tức của chứng khoán cơ cấu.
2. Toàn bộ danh mục chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ, nhà đầu tư phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
...
Theo quy định trên thì toàn bộ danh mục chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ hoán đổi danh mục, nhà đầu tư phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Có phải tất cả chứng khoán cơ cấu của thành viên lập quỹ hoán đổi danh mục phải được phong tỏa tại VSDC không?
Hồ sơ thành lập quỹ hoán đổi danh mục gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 254 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập quỹ hoán đổi danh mục như sau:
Hồ sơ thành lập quỹ hoán đổi danh mục
...
3. Hồ sơ đăng ký lập quỹ hoán đổi danh mục gồm:
a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 235 Nghị định này;
b) Báo cáo kết quả chào bán chứng chỉ quỹ của ngân hàng giám sát kèm theo danh sách thành viên lập quỹ, nhà đầu tư tham gia góp vốn theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về chi tiết danh mục chứng khoán cơ cấu của từng thành viên lập quỹ, nhà đầu tư đang được phong tỏa nhằm mục đích đưa vào quỹ hoán đổi danh mục theo Mẫu số 104 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ thành lập quỹ hoán đổi danh mục gồm:
- Giấy đăng ký lập quỹ theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Báo cáo kết quả đợt chào bán theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP, kèm theo văn bản xác nhận phong tỏa của ngân hàng giám sát về số tiền thu được trong đợt chào bán, danh sách nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ.
- Biên bản tổng hợp ý kiến của nhà đầu tư về các nội dung lấy ý kiến nhà đầu tư (nếu có).
- Báo cáo kết quả chào bán chứng chỉ quỹ của ngân hàng giám sát kèm theo danh sách thành viên lập quỹ, nhà đầu tư tham gia góp vốn theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
- Xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về chi tiết danh mục chứng khoán cơ cấu của từng thành viên lập quỹ, nhà đầu tư đang được phong tỏa nhằm mục đích đưa vào quỹ hoán đổi danh mục theo Mẫu số 104 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Giấy đăng ký lập quỹ hoán đổi danh mục được quy định như thế nào?
Giấy đăng ký lập quỹ hoán đổi danh mục được quy định theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP, có dạng như sau:
Tải mẫu tại đây: tải
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ hoán đổi danh mục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?