Cơ quan nào có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?
Căn cứ tại điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở từ ngày 19/5/2024 như sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ;
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định trên.
Hiện hành, thẩm quyền của cơ quan cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:
a) Tổng cục thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, quy định mới có sự thay đổi về thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở.
Theo đó, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ, mở rộng thẩm quyền hơn so với Tổng cục thủy sản chỉ thực hiện cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản? (Hình từ Internet)
Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền sau:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định trên.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP.
- Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
- Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP.
- Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Thời gian duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định thời gian duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau:
Thời gian duy trì điều kiện
a) Thời gian duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo quy định của pháp luật, thời gian duy trì điều kiện là 24 tháng.
b) Việc kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở được thực hiện trong thời gian tối đa là 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn 12 tháng và 180 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn 24 tháng. Thời hạn 12 tháng và 24 tháng tính từ ngày cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện lần đầu hoặc ngày kiểm tra duy trì trước đó theo quy định.
c) Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cho cơ sở trước 05 ngày làm việc. Kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở theo các nội dung quy định tại Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc hoạt động kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thực hiện thông báo kết quả kiểm tra và thời gian duy trì điều kiện đến cơ sở được kiểm tra.
d) Trong thời gian duy trì điều kiện, trường hợp cơ sở không có nhu cầu duy trì điều kiện theo quy định, phải thông báo đến Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và công khai trên trang thông tin của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, thời gian duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo quy định của pháp luật, thời gian duy trì điều kiện là 24 tháng.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ương dưỡng giống thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?