Cơ quan nhà nước triển khai nhiều kênh cung cấp thông tin trên môi trường mạng thì phải kết nối, tích hợp để đảm bảo thông tin đồng bộ?
Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 42/2022/NĐ-CP về kết nối, chia sẻ thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như sau:
- Trường hợp cơ quan nhà nước triển khai nhiều kênh cung cấp thông tin trên môi trường mạng, các kênh này phải được kết nối, tích hợp để bảo đảm cung cấp thông tin đồng bộ với thông tin trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
- Các thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được lưu trữ dưới dạng máy có thể đọc được và chia sẻ dưới dạng dịch vụ web, giao diện lập trình ứng dụng hoặc các hình thức phổ biến khác để bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước.
- Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
Như vậy, việc kết nối, chia sẻ thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được thực hiện như trên.
Cơ quan nhà nước triển khai nhiều kênh cung cấp thông tin trên môi trường mạng thì phải kết nối, tích hợp để đảm bảo thông tin đồng bộ?
Tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng phải tương tác như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 42/2022/NĐ-CP về tương tác với tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng như sau:
- Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để cung cấp chức năng tương tác với tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin điện tử, bao gồm:
+ Chức năng hỏi đáp và tiếp nhận thông tin phản hồi trực tuyến gồm: cung cấp chức năng cho phép tổ chức, cá nhân gửi câu hỏi, ý kiến trực tuyến, trả lời các câu hỏi, tiếp thu ý kiến góp ý, theo dõi tình trạng xử lý và nhận kết quả xử lý kiến nghị trực tuyến.
+ Hỗ trợ tính năng mạng xã hội.
+ Cho phép tham gia trong hoạt động xây dựng pháp luật, thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Cho phép đánh giá hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, bao gồm đánh giá về giao diện, nội dung, chất lượng, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước.
+ Công khai toàn bộ các thông tin tương tác với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước có thể triển khai chức năng tương tác với tổ chức, cá nhân tại khoản 1 Điều này qua các kênh cung cấp thông tin khác trên môi trường mạng.
Giám sát cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 42/2022/NĐ-CP thì việc giám sát cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được thực hiện như sau:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đánh giá việc cung cấp thông tin của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trên môi trường mạng để bảo đảm khả năng thuận tiện và bảo đảm chất lượng của việc cung cấp thông tin.
- Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số để quản lý, giám sát hiệu quả, mức độ cung cấp, sử dụng thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về giám sát an toàn hệ thống thông tin như sau:
- Giám sát an toàn hệ thống thông tin là hoạt động lựa chọn đối tượng giám sát, thu thập, phân tích trạng thái thông tin của đối tượng giám sát nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến an toàn hệ thống thông tin; báo cáo, cảnh báo hành vi xâm phạm an toàn thông tin mạng hoặc hành vi có khả năng gây ra sự cố an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin; tiến hành phân tích yếu tố then chốt ảnh hưởng tới trạng thái an toàn thông tin mạng; đề xuất thay đổi biện pháp kỹ thuật.
- Đối tượng giám sát an toàn hệ thống thông tin gồm tường lửa, kiểm soát truy nhập, tuyến thông tin chủ yếu, máy chủ quan trọng, thiết bị quan trọng hoặc thiết bị đầu cuối quan trọng.
- Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng có trách nhiệm phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin trong việc giám sát an toàn hệ thống thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, việc giám sát cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được quy định như trên.
Nghị định 42/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/8/2022.
Lê Mạnh Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cung cấp thông tin có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?