Cơ sở tính định mức giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập theo vùng năm 2024 thế nào?
- Cơ sở tính định mức giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập theo vùng năm 2024 thế nào?
- Vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải bảo đảm những gì?
- Công việc của hiệu trưởng trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập hiện nay là gì?
Cơ sở tính định mức giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập theo vùng năm 2024 thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về chia vùng làm cơ sở để tính định mức giáo viên như sau:
- Vùng 1: Các xã khu vực II, khu vực III theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;
- Vùng 2: Các xã khu vực I (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại
- Số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
+ Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
+ Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
+ Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Cơ sở tính định mức giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập theo vùng năm 2024 thế nào? (Hình từ Internet)
Vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải bảo đảm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, quy định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải bảo đảm:
- Đủ số lượng người làm việc theo định mức quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để thực hiện các công việc chuyên môn dùng chung, công việc hỗ trợ, phục vụ của cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
- Những vị trí việc làm không đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm. Những vị trí việc làm chưa bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc kiêm nhiệm. Người được bố trí kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.
Công việc của hiệu trưởng trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập hiện nay là gì?
Căn cứ theo quy định Mục 2 Phụ lục 3 Bảng mô tả vị trí việc làm hiệu trưởng ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT quy định các nhiệm vụ, công việc của hiệu trưởng trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập như sau:
- Tổ chức, quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông:
+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với cấp tiểu học, trung học cơ sở); tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp, ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục.
+ Tổ chức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; sách giáo khoa, nội dung giáo dục của địa phương. Thực hiện quản lý, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường.
+ Quản lý, tiếp nhận học sinh, cho phép học sinh chuyển trường; quyết định kỉ luật, khen thưởng học sinh; phê duyệt kết quả đánh giá học sinh, danh sách học sinh lên lớp, lưu ban; tổ chức kiểm tra công nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.
+ Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
+ Quản lý hành chính; quản lý và tự chủ trong việc sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường theo quy định; thực hiện xã hội hoá giáo dục.
+ Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng xã hội.
- Thực hiện các chế độ, chính sách cho giáo viên, nhân viên và người lao động:
+ Thực hiện các quy định về chi trả tiền lương, phụ cấp cho giáo viên, nhân viên và người lao động.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, người lao động; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên, và nhân viên và người lao động tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục.
+ Đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên, người lao động theo quy định.
- Tham gia hoạt động dạy học, giáo dục
+ Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn.
+ Tham gia giảng dạy theo quy định về định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng.
- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý:
Tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý.
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?