Có thực hiện luân chuyển công chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn thời gian công tác ít hơn 10 năm hay không?

Cho tôi hỏi: Có thực hiện luân chuyển công chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn thời gian công tác ít hơn 10 năm hay không? - Câu hỏi của anh Phước (Phú Yên)

Có thực hiện luân chuyển công chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý còn thời gian công tác ít hơn 10 năm hay không?

Căn cứ Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Tại Điều 56 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định về tiểu chuẩn, điều kiện luận chuyển đối với công chức lãnh đạo, quản lý như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển
1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
2. Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến.
4. Điều kiện về độ tuổi:
a) Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển;
b) Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được bố trí người địa phương và để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ.
5. Có đủ sức khoẻ công tác.

Theo đó, tại điểm a khoản 4 Điều 56 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được trích dẫn, đối với điều kiện về độ tuổi, cán bộ luận chuyển phải đảm bảo còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển.

Do vậy, sẽ không thực hiện luân chuyển đối với công chức lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác ít hơn 10 năm.

Có thực hiện luân chuyển công chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác ít hơn 10 năm hay không?

Có thực hiện luân chuyển công chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác ít hơn 10 năm hay không?

Đối tượng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển gồm những ai?

Căn cứ quy địmh tại Điều 55 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Đối tượng, phạm vi luân chuyển
1. Đối tượng luân chuyển:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 138/2020/NĐ-CP nêu trên thì đối tượng luân chuyển bao gồm:

- Công chức trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;

- Công chức giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan.

- Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.

Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý được quy định thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, thẩm quyền quyết định luân chuyển luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.

Theo đó, về trách nhiệm thực hiện, khoản 2 Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển
...
2. Trách nhiệm thực hiện:
a) Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển: Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với công chức sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý;
b) Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất công chức luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển;
c) Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để công chức luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá công chức luân chuyển; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển;
d) Công chức được luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi;
đ) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng kế hoạch luân chuyển; nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp công chức trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển;
e) Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp công chức sau luân chuyển.

Như vậy, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện luân chuyển cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xác định theo nội dung trích dẫn nêu trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luân chuyển công chức

Đặng Phan Thị Hương Trà

Luân chuyển công chức
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luân chuyển công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luân chuyển công chức
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ ngày 17/9/2024, quy định mới về bố trí công chức sau luân chuyển như thế nào? Thời gian công chức luân chuyển ra sao?
Pháp luật
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào thì phải luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý? Điều kiện để luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý là gì?
Pháp luật
Có được bố trí luân chuyển công chức lãnh đạo đang chờ nghỉ hưu sớm trước tuổi theo diện tinh giản biên chế không?
Pháp luật
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào đâu và luân chuyển nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm mấy bước và thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc đề xuất chủ trương luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quy trình luân chuyển thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối thiểu bao nhiêu tháng?
Pháp luật
Công chức luân chuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo có được hưởng các quyền lợi như công chức của cơ quan nơi luân chuyển đến không?
Pháp luật
Điều kiện luân chuyển công chức lãnh đạo là gì? Có thể luân chuyển công chức lãnh đạo đã có 03 nhiệm kỳ liên tiếp hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào