Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân viên gác chắn tàu lửa tắc trách trong công việc hay không?

Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân viên gác chắn tàu lửa tắc trách trong công việc hay không? - Câu hỏi của anh Tùng tại Hà Nội.

Tiêu chuẩn của nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung đường sắt?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định tiêu chuẩn đối với nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung

- Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về đường sắt, cầu đường sắt, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt;

- Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Có thời gian thử việc chức danh gác đường ngang theo quy định của pháp luật về lao động;

- Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt tổ chức.

Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân viên gác chắn tàu lửa tắc trách trong công việc hay không?

Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân viên gác chắn tàu lửa tắc trách trong công việc hay không? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung đường sắt?

Căn cứ khoản 2 Điều 16 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Nhiệm vụ:

+ Đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua;

+ Kiểm tra, bảo quản trang thiết bị chắn đường ngang, cầu chung phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;

+ Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;

+ Ghi chép đầy đủ nhật ký đường ngang, cầu chung;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về đường ngang, cầu chung.

- Quyền hạn:

+ Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu;

+ Dừng phương tiện giao thông đường bộ khi khu vực đường ngang, cầu chung không đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại.

Nội dung, chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn đối với nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung đường sắt?

Căn cứ Điều 26 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Nội dung, chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn
1. Nội dung, chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn đối với các chức danh nhân viên gác ghi, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; nhân viên tuần đường, cầu, hầm; nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Căn cứ vào nội dung, chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở đào tạo xác định chương trình đào tạo chi tiết theo quy định.

Cụ thể, chương trình đào tạo chức danh nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BGTVT như sau:

TT

Nội dung đào tạo

Thời gian

(giờ)

1

Vẽ kỹ thuật

60

2

An toàn lao động

30

3

Cấu tạo đường sắt, cầu chung, hầm

45

4

Pháp luật về đường sắt

75

5

Gác đường ngang, cầu chung, hầm

165

6

Thực tập tốt nghiệp

440


Tổng cộng

815

Tắc trách trong công việc, nhân viên gác chắn tàu lửa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ quy định về trách nhiệm của nhân viên gắc chán tàu lửa nêu trên, thì người này có nhiệm vụ thực hiện việc gác chắn theo đúng quy định về thời gian, quy trình thực hiện. Trường hợp vi phạm nhiệm vụ ở mức độ nhẹ người này có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Về trách nhiệm hình sự, trường hợp người này không thực hiện đúng nhiệm vụ như quên đóng chắn, không thực hiện cảnh báo và thiệt hại xảy ra là nghiêm trọng thì nhân viên gác chắn tàu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, căn cứ Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Cụ thể, được quy định như sau:

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, khi tắc trách trong công việc, nhân viên gác chắn tàu lửa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt cao nhất lên đến 12 năm tù.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trách nhiệm hình sự

Trần Thị Nguyệt Mai

Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trách nhiệm hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trách nhiệm hình sự
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thất tình là gì? Thấy người khác tự tử do thất tình mà không cứu có bị phạt tù theo quy định Bộ luật Hình sự?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Dùng bằng giả để học lên thì có bị thu hồi bằng cấp cao hơn không? Dùng bằng giả bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Cố ý làm lộ clip nóng của bạn gái lên mạng thì đi bao nhiêu năm tù? Bị người khác làm lộ clip nóng lên mạng thì có thể yêu cầu bồi thường không?
Pháp luật
Hack camera an ninh để rao bán clip 18+ đi bao nhiêu năm tù? Trường hợp chưa đến mức truy cứu TNHS thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Truy nã là gì? Trốn truy nã có làm tăng nặng trách nhiệm hình sự không? Nội dung quyết định truy nã bao gồm những gì?
Pháp luật
Người phạm tội bị kết án với hình phạt tiền thì có án tích không? Người phạm tội phạm nhiều tội thì tổng hợp hình phạt tiền như thế nào?
Pháp luật
Phát tán clip quay lén tắm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì? Bị người khác quay lén tắm thì xử lý thế nào?
Pháp luật
ONS là gì? FWB là gì? Mối quan hệ ONS hoặc FWB có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Pháp luật
Tiền án và tiền sự giống hay khác nhau? Đương nhiên xóa án tích đối với người bị kết án trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chủ nhà ném đồ đạc và buộc người thuê trả nhà để cho người khác thuê khi gần hết hạn hợp đồng có bị xử lý hình sự không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào