Còn bao nhiêu tháng nữa đến Tết 2025? Mùng 1 Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch, vào thứ mấy trong tuần?
Còn bao nhiêu tháng nữa đến Tết 2025? Mùng 1 Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch, vào thứ mấy trong tuần?
Sau lễ Quốc Khánh 2/9/2024 nhiều khách hàng đặt nhiều câu hỏi về việc "Còn bao nhiêu tháng nữa đến Tết 2025", "Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025".
Để trả lời cho câu hỏi: "Còn bao nhiêu tháng nữa đến Tết 2025", "Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025" Xem nội dung dưới đây:
Theo Lịch Vạn niên 2024 thì:
Đếm ngược ngày, tháng đến tết Dương lịch 2025 | Đếm ngược ngày, tháng đến tết Nguyên đán 2025 |
99 ngày (tức còn tầm hơn 3 tháng) | 127 ngày ( Tức còn hơn 4 tháng) |
Theo đó, mùng 1 Tết Dương lịch 2025 rơi vào 2/12/2024 âm lịch và rơi vào thứ 4 trong tuần.
Còn bao nhiêu tháng nữa đến Tết 2025? Mùng 1 Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch, vào thứ mấy trong tuần? (Hình từ internet)
Tết 2025 được nghỉ mấy ngày?
(1) Tết Dương lịch 2025:
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì Tết Dương lịch 2025 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch 2025).
Đồng thời, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
(2) Tết Âm lịch 2025:
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì Tết Âm lịch 2025 người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 5 ngày.
*Lưu ý:
- Số ngày nghỉ có thể nhiều hơn nếu ngày nghỉ tết âm lịch 2025 trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 cụ thể sẽ có thông báo sau khi căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch 2025.
Người lao động đi làm vào ngày lễ, tết được tính lương thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.
Như vậy, đi làm ngày nghỉ lễ tết thì tiền lương được tính như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
...
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Do đó, theo quy định nêu trên thì thu nhập đi làm ngày Lễ, Tết được trả phần cao hơn phần ngày thường thì khoản thu nhập được trả cao hơn đó được miễn thuế thu nhập cá nhân. Còn khoản thu nhập được trả bằng với ngày thường đó phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tết nguyên đán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?