Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021 ở Việt Nam? Hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021 có gì thay đổi với năm trước?
Hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021
Theo Điều 1 Quyết định 2860/QĐ-BNN-TCLN 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021 ở Việt Nam như sau:
- Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán: 14.745.201 ha, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 10.171.757 ha.
+ Rừng trồng: 4.573.444 ha.
- Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.923.108 ha, tỷ lệ che phủ là 42,02%.
Như vậy, hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021 theo hướng tích cực hơn so với năm 2020 (theo Quyết định 1558/QĐ-BNN-TCLN) được thể hiện ở bảng sau:
Theo đó, diện tích rừng rồng và diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc năm 2021 tăng so với năm 2020. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên năm 2021 giảm so với năm 2020.
Bộ NN và PTNT: Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021 ở Việt Nam? (Hình từ Internet)
Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc năm 2021 như thế nào?
Căn cứ theo biểu 01 ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-BNN-TCLN 2022 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021, chi tiết diện tích và tỷ lệ che phủ rừng năm 2021 được thể hiện ở bảng sau, đơn cử diện tích và tỷ lệ che phủ rừng tại các tỉnh, thành phố ở vùng Tây Bắc, Đông bắc, Sông Hồng:
Xem chi tiết toàn bộ danh sách Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tại đây.
Hiện nay, các tỉnh Hà Nam, Thái Nguyên chưa công bố hiện trạng rừng năm 2021, sử dụng số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2020.
Trách nhiệm thiết lập cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước về lâm nghiệp?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 2860/QĐ-BNN-TCLN 2022 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp sau khi công bố hiện trạng rừng:
1. Tổng cục Lâm nghiệp
a) Thiết lập cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng quốc gia theo quy định tại Quyết định số 1439/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp.
b) Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc và của từng địa phương.
Như vậy, Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về thiết lập cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng quốc gia theo quy định tại Quyết định 1439/QĐ-BNN-TCLN.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 4 Quyết định 1439/QĐ-BNN-TCLN, cơ sở dữ liệu về lâm nghiệp bao gồm các nội dung sau:
- Cơ sở dữ liệu về lâm nghiệp bao gồm các dữ liệu về lâm nghiệp có cấu trúc và liên quan với nhau, được lưu trữ trong máy tính, được sử dụng rộng rãi ở các cấp, các ngành.
- Cơ sở dữ liệu được thiết kế, xây dựng cho phép người sử dụng cập nhật, truy xuất thông tin, có khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhiều người sử dụng.
- Cơ sở dữ liệu được quản lý, cập nhật bằng các phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ và được tích hợp vào Hệ thống để phục vụ cho việc ra các quyết định phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành của ngành.
Trịnh Ngọc Diệp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?