Công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ trái quy định pháp luật thì Đảng viên bị xử lý kỷ luật thế nào?
Công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ trái quy định thì Đảng viên bị xử lý thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Vi phạm quy định quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Khai không đúng hoặc mua, bán, sử dụng, tặng, cho văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
b) Công chứng, chứng thực, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trái quy định của pháp luật.
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định việc cấp phát, chứng nhận bản sao hoặc xác nhận tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đã cấp.
d) Không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ theo quy định làm căn cứ để cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.
đ) Có trách nhiệm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ nhưng thiếu trách nhiệm để người khác lợi dụng làm văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp.
e) Không chỉ đạo kiểm tra, xử lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm việc cấp, xác nhận, công chứng hoặc mua, bản, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp thuộc thẩm quyền của mình.
Theo như quy định trên thì Đảng viên có hành vi công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ trái quy định gây ra hậu quả ít nghiêm trọng sẽ xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách.
Công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ trái quy định pháp luật thì Đảng viên bị xử lý kỷ luật thế nào?
Tái phạm hành vi công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ trái quy định thì Đảng viên sẽ bị xử lý thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 35 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Vi phạm quy định quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ
...
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp để hợp thức hoá hồ sơ cán bộ, đảng viên.
b) Thiếu trách nhiệm làm mất, hỏng hồ sơ mà mình có trách nhiệm quản lý để cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.
c) Can thiệp tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp, không đúng đối tượng.
d) Ký, cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận cho người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện; ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trái quy định.
đ) Làm giả hoặc sửa chữa, bổ sung, xác nhận sai sự thật để cấp có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cho người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung trong văn bằng, chứng chỉ phục vụ cho hành vi trái pháp luật.
e) Cho người khác mượn, thuê, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình để sử dụng trong việc tuyển dụng, đi học, thi nâng ngạch, bổ nhiệm, bầu cử hoặc mục đích trái quy định.
Theo đó, nếu như Đảng viên đã bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách do gây hậu quả ít nghiêm trọng nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ trái quy định thì Đảng viên sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức cảnh cáo.
Đối với Đảng viên có giữ chức vụ thì sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cách chức khi tái phạm hành vi công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ trái quy định.
Đảng viên có bị khai trừ khỏi Đảng do công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ trái quy định không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 35 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Vi phạm quy định quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ
...
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Làm công tác tuyển dụng, xét tuyển, đào tạo nhưng để người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp được dự thi tuyển, xét tuyển đi học, thi nâng ngạch.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cán bộ, công chức, đảng viên thuộc quyền quản lý sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
c) Trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay việc sản xuất, tiêu thụ hoặc môi giới tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, được kết nạp vào Đảng, được đi học, quy hoạch, bổ nhiệm, thi nâng ngạch, bậc, để đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện trong công tác cán bộ.
Như vậy, trường hợp Đảng viên đã thực hiện hành vi công chứng, chứng thực văn bằng, chứng chỉ trái quy định thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng khi gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đảng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?