Công tác thanh tra hành chính và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Công tác thanh tra hành chính năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 4388/LĐTBXH-TTr năm 2022 quy định việc thực hiện thanh tra hành chính năm 2023 như sau:
Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, công vụ của tổ chức và cá nhân; công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Công văn 4388/LĐTBXH-TTr năm 2022 quy định việc thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành năm 2023 như sau:
- Đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội: Năm 2023, toàn quốc tập trung thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện; thanh tra toàn bộ doanh nghiệp/đơn vị nợ đọng, trốn đóng, chậm đóng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với 100% doanh nghiệp/đơn vị có hành vi vi phạm trên địa bàn quản lý.
- Đối với lĩnh vực lao động, an toàn, vệ sinh lao động:
+ Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tập trung lĩnh vực sản xuất thép; hóa chất; xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng; sử dụng nhiều máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; lĩnh vực có nguy cơ phát sinh bệnh nghề nghiệp, yếu tố gây nguy hiểm cho người lao động; sử dụng nhiều lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Tiếp tục triển khai, hướng dẫn tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trên trang thông tin điện tử http://tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn theo quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH ngày 17/10/2018 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH; tổng hợp tình hình tự kiểm tra tại các cơ sở lao động đóng trên địa bàn báo cáo Thanh tra Bộ LĐTBXH.
- Đối với lĩnh vực người có công: Thanh tra việc xét duyệt, xác nhận hồ sơ bệnh binh, hồ sơ thương binh xác lập theo Thông tư liên tịch 20/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 20/9/2000; việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ưu đãi người có công với cách mạng; thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ; việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ưu đãi người có công với cách mạng.
- Đối với lĩnh vực trẻ em: Thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em; việc chấp hành các quy định của pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội; kiểm tra, xác minh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức có sử dụng lao động chưa thành niên.
- Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành LĐTBXH (phòng chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội, quản lý cai nghiện ma túy, giảm nghèo…): kịp thời theo dõi, lựa chọn những vấn đề, nội dung gây bức xúc, được dư luận quan tâm để xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2023.
Công tác thanh tra hành chính và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác giám sát, xử lý sau thanh tra năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Mục 4 Công văn 4388/LĐTBXH-TTr năm 2022 quy định công tác giám sát, xử lý sau thanh tra được thực hiện như sau:
Thực hiện giám sát hoạt động của tất cả các đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật hoặckhông thực hiện, thực hiện không đầy đủ quyết định thanh tra, quyết định xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, kết luận thanh tra.
Trách nhiệm của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tự kiểm tra thực hiện Pháp luật Lao động của doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định trách nhiệm của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tự kiểm tra thực hiện Pháp luật Lao động của doanh nghiệp như sau:
- Quản lý trang thông tin điện tử; hằng năm nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cấp trang thông tin điện tử và cập nhật những thay đổi của pháp luật lao động nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng.
- Phân cấp quản lý và hướng dẫn sử dụng trang thông tin điện tử cho Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Định hướng đối tượng báo cáo tự kiểm tra hằng năm phù hợp với định hướng công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến trong toàn quốc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Căn cứ kết quả tự kiểm tra kịp thời tham mưu cho Bộ trưởng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động; đề xuất kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật và kế hoạch tăng cường tuân thủ pháp luật lao động của Bộ và định hướng cho các địa phương về công tác thanh tra lao động hằng năm.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?