Công văn 64/BNV-CCV hướng dẫn cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất năm 2024 ra sao?
Công văn 64/BNV-CCV hướng dẫn cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp mới nhất năm 2024 ra sao?
Ngày 05/01/2024, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 64/BNV-CCVC năm 2024 về việc xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Ngày 31/12/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 13/2022/TT-BNV hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức; đồng thời, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã ban hành các thông tư hướng dẫn việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Qua kiến nghị của Bộ, ngành, địa phương và ý kiến tại Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thống nhất triển khai thực hiện một số nội dung sau đây đối với cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp:
Việc xác định cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Trường hợp chưa có hướng dẫn hoặc đã có hướng dẫn nhưng chưa xác định cụ thể tỷ lệ % ở mỗi hạng chức danh nghề nghiệp thì thống nhất thực hiện như sau:
(1) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị tự chủ nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị tự chủ nhóm 2)
- Chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương: Tối đa không quá 20%;
- Chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương: Tối đa không quá 50%;
- Chức danh nghề nghiệp hạng III và tương đương trở xuống (nếu có): Tối đa không quá 30%.
(2) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị tự chủ nhóm 3) và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị tự chủ nhóm 4)
- Chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương: Tối đa không quá 10%;
- Chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương: Tối đa không quá 50%;
- Chức danh nghề nghiệp hạng III và tương đương trở xuống (nếu có): Tối đa không quá 40%.
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc bao như thế nào?
Tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc như sau:
- Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.
- Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp dựa vào những căn cứ nào?
Tại Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định c ăn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.
3. Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Theo đó, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được xác định căn cứ vào:
- Danh mục vị trí việc làm.
- Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm.
- Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chức danh nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?