Cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông 'An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai' dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2023-2024 có thể lệ như thế nào?
Đối tượng, nội dung và thời gian thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai như thế nào?
>> Tải toàn bộ Công văn 6258/BGDĐT-GDTrH năm 2023:
Tại Công văn 6258/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về triển khai cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2023-2024 có nêu rõ như sau:
Đối tượng:
Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” là cuộc thi trên cơ sở tự nguyện tham gia của giáo viên và học sinh.
- Đối với cấp THCS: Dành cho học sinh và giáo viên của 63 tỉnh/thành phố triển khai chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai".
- Đối với cấp THPT: Dành cho học sinh lớp 10, 11 và giáo viên của 63 tỉnh/thành phố triển khai chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai".
Nội dung:
- Cuộc thi dành cho học sinh cấp THCS và THPT Nội dung trắc nghiệm về kiến thức ATGT, Luật Giao thông đường bộ và nội dung tự luận giải quyết các tình huống giao thông phù hợp với kiến thức, kĩ năng đã được học và phù hợp với độ tuổi học sinh.
- Cuộc thi dành cho giáo viên cấp THCS và THPT Giáo viên chọn nội dung của tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp THCS và THPT xây dựng kế hoạch bài dạy và dạy thử nghiệm.
- Sản phẩm dự thi là hồ sơ dạy học, bao gồm:
(1) Kế hoạch bài dạy (giáo án) được thiết kế, tổ chức thành các hoạt động học của học sinh theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
(2) Thiết bị dạy học và học liệu (nếu có): được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của học sinh theo tiến trình dạy học đã thiết kế, có thể là: mô hình, video clip, âm thanh, hình ảnh, tranh, sơ đồ...
(3) Báo cáo về việc thử nghiệm tiến trình dạy học đã thiết kế (không quá 02 trang giấy A4), kèm theo minh chứng về hoạt động dạy học đã tiến hành, sản phẩm của các hoạt động học và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh
- Tiêu chí chấm sản phẩm dự thi vận dụng theo Công văn số 5555/BGDĐTGDTrH, ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian và hình thức tổ chức cuộc thi
- Từ ngày 24/11/2023: Các Sở GDĐT nhận Công văn và triển khai cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh, giáo viên trung học năm học 2023-2024 từ Ban tổ chức và gửi Công văn này, kèm theo đề thi về các trường THCS và THPT tham dự cuộc thi.
- Từ ngày 24/11/2023 đến 20/12/2023: Giáo viên và học sinh tham gia dự thi và nộp bài dự thi cho trường THCS, THPT.
- Từ ngày 21/12/2023 đến ngày 25/12/2023 các trường có giáo viên và học sinh tham gia cuộc thi tập hợp bài dự thi của giáo viên và học sinh gửi về Sở GDĐT.
- Từ ngày 25/12/2023 đến ngày 30/12/2023, Sở GDĐT lựa chọn bài dự thi của giáo viên và học sinh theo số lượng nêu trên. Ngày 05/01/2024 đến ngày 08/01/2024 Sở GDĐT bàn giao bài dự thi cho Công ty Honda tại các Sở GDĐT để chuyển về Bộ GDĐT.
- Sau ngày 08/01/2024 Ban tổ chức chấm bài dự thi. Dự kiến tuần II tháng 3/2024 tổng kết, trao giải cho các cá nhân đoạt giải, các Sở GDĐT có kết quả dự thi xuất sắc nhất.
Cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông 'An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai' dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2023-2024 có thể lệ như thế nào?
Cơ cấu giải thưởng cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai như thế nào?
Tại Công văn 6258/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về triển khai cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho học sinh và giáo viên trung học năm học 2023-2024 như sau:
Cuộc thi dành cho học sinh
- Đối với cấp THCS Tổng số 730 giải thưởng, gồm: 10 giải nhất, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 máy tính bảng; 20 giải nhì, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 điện thoại di động; 200 giải ba, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 đồng hồ đeo tay; 500 giải khuyến khích, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải và 01 mũ bảo hiểm đạt chuẩn Honda.
- Đối với cấp THPT Tổng số: 730 giải thưởng, gồm: 10 giải nhất, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 máy tính bảng; 20 giải nhì, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 điện thoai di động; 200 giải ba, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 đồng hồ đeo tay; 500 giải khuyến khích, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải và 01 mũ bảo hiểm đạt chuẩn Honda.
Cuộc thi dành cho giáo viên
- Đối với cấp THCS
Tổng số: 290 giải thưởng, gồm: 01 giải xuất sắc, phần thưởng gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 xe máy Honda và 01 mũ bảo hiểm đạt chuẩn Honda; 09 giải nhất, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 laptop; 20 giải nhì, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 máy tính bảng; 60 giải ba, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 điện thoại di động; 200 giải khuyến khích, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải và 01 mũ bảo hiểm đạt chuẩn Honda.
- Đối với cấp THPT
Tổng số: 290 giải thưởng, gồm: 01 giải xuất sắc, phần thưởng gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 xe máy Honda và 01 mũ bảo hiểm đạt chuẩn Honda; 09 giải nhất, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 laptop; 20 giải nhì, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 máy tính bảng; 60 giải ba, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải, 01 điện thoại di động; 200 giải khuyến khích, mỗi giải bao gồm 01 giấy chứng nhận đoạt giải và 01 mũ bảo hiểm đạt chuẩn Honda.
Phần thưởng và giấy chứng nhận đoạt giải của cá nhân, Ban tổ chức sẽ chuyển trực tiếp về Sở GDĐT các tỉnh/thành phố.
Phần thưởng chưa bao gồm thuế thu nhập cá nhân, Công ty Honda Việt Nam sẽ chịu toàn bộ chi phí thuế thu nhập cá nhân phát sinh từ việc nhận phần thưởng này.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu rõ như sau:
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ
1. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.
5. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.
Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
Theo đó, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định trên.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?