Đã có bảng lương sĩ quan quân đội mới sau chính sách cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 chưa?
- Đã có bảng lương sĩ quan quân đội mới sau chính sách cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 chưa?
- Cơ cấu tiền lương sĩ quan quân đội sau cải cách tiền lương 2024 có gì khác biệt?
- Tuổi phục vụ của sĩ quan quy định như thế nào?
- Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công thực hiện theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Đã có bảng lương sĩ quan quân đội mới sau chính sách cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 chưa?
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 10/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.
Về thực hiện chính sách tiền lương, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018.
Theo đó, lực lượng vũ trang trong quân đội được xây dựng 03 bảng lương mới:
+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Như vậy, thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 thì sĩ quan quân đội sẽ có bảng lương tách biệt theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm.
Nghị quyết về cải cách tiền lương vừa được Quốc hội thông qua nên hiện nay bảng lương chi tiết vẫn đang được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng và sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất.
Việc ban hành quy định bảng lương chi tiết vẫn dựa trên tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nên có thể tham khảo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nhằm nắm bắt những chủ trương xây dựng bảng lương sĩ quan quân đội mới sau chính sách cải cách tiền lương 2024.
Đã có bảng lương sĩ quan quân đội mới sau chính sách cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 chưa? (Hình ảnh từ Internet)
Cơ cấu tiền lương sĩ quan quân đội sau cải cách tiền lương 2024 có gì khác biệt?
Hiện nay, sĩ quan quân đội được tính lương theo Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau:
Mức lương cơ sở: 1.800.000 đồng/tháng.
Cách tính mức lương sĩ quan quân đội như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 01/7/2023 | = | Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng | x | Hệ số lương hiện hưởng |
Căn cứ theo Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan và cấp hàm cơ yếu (bảng lương này chưa tính phụ cấp và nâng lương) được quy định tại Bảng 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau:
Số TT | Đối tượng | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
1 | Đại tướng | 10,40 | 18.720.000 |
2 | Thượng tướng | 9,80 | 17.640.000 |
3 | Trung tướng | 9,20 | 16.560.000 |
4 | Thiếu tướng | 8,60 | 15.480.000 |
5 | Đại tá | 8,00 | 14.400.000 |
6 | Thượng tá | 7,30 | 13.140.000 |
7 | Trung tá | 6,60 | 11.880.000 |
8 | Thiếu tá | 6,00 | 10.800.000 |
9 | Đại úy | 5,40 | 9.720.000 |
10 | Thượng úy | 5,00 | 9.000.000 |
11 | Trung úy | 4,60 | 8.280.000 |
12 | Thiếu úy | 4,20 | 7.560.000 |
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về cơ cấu tiền lương mới như sau:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
....
Theo đó, cơ cấu tiền lương sĩ quan quân đội mới được xây dựng trên các khoản: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) + Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); Tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, lương thực nhận của sĩ quan quân đội mới sau chính sách cải cách tiền lương 2024 có thể áp dụng theo công thức:
Lương sĩ quan quân đội mới = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có). |
Tuổi phục vụ của sĩ quan quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 có quy định tuổi như sau:
(1) Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
(2) Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định trên không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
(3) Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật Sĩ quan quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan.
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công thực hiện theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập thực hiện theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cải cách tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?