Đã có Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đúng không?
Đã có Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh?
Ngày 17/10/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh.
Phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là cách thức xác định giá cho từng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. (khoản 1 Điều 1 Thông tư 21/2024/TT-BYT)
2 Phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh áp dụng từ ngày 17/10/2024 như sau:
(1) Phương pháp so sánh
(2) Phương pháp chi phí
Việc định giá phải áp dụng các nguyên tắc và căn cứ định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 110 và khoản 6 Điều 119 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là Nghị định 96/2023/NĐ-CP) và các nguyên tắc sau đây:
- Việc lựa chọn phương pháp định giá thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư này;
- Không tính trùng lắp các yếu tố chi phí cấu thành trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư 21/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/10/2024.
Đã có Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh?
Hồ sơ phê duyệt phương án giá bao gồm những tài liệu nào?
Tại Điều 9 Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định về hồ sơ phê duyệt phướng án giá bao gồm các tài liệu sau:
Hồ sơ và thủ tục phê duyệt phương án giá
1. Hồ sơ phương án giá:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh) lập Hồ sơ phương án giá gửi 01 bản chính hoặc 01 bản sao có xác nhận của cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền định giá theo quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 110 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
...
Theo đó, hồ sơ phê duyệt phương án giá bao gồm những tài liệu bao gồm những tài liệu sau:
(1) Hồ sơ phương án giá:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (hoặc đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh) lập Hồ sơ phương án giá gửi 01 bản chính hoặc 01 bản sao có xác nhận của cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền định giá theo quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
- Hồ sơ phương án giá bao gồm:
+ Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá kèm theo các căn cứ, sự cần thiết và các mục tiêu đề xuất định giá hoặc điều chỉnh giá và bảng tổng hợp danh mục dịch vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 21/2024/TT-BYT
- Phương án giá của các dịch vụ cần định giá thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 21/2024/TT-BYT (nếu có); người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về số liệu giải trình, đề xuất và lưu giữ các tài liệu thuyết minh cách tính toán;
- Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, đính kèm bản sao ý kiến của các cơ quan theo quy định (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan, các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới (nếu có).
Phương pháp so sánh được áp dụng để định giá dịch vụ khi nào?
Tại Điều 2 Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định về lựa chọn áp dụng phương pháp định giá như sau:
Lựa chọn áp dụng phương pháp định giá
1. Phương pháp chi phí được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi xác định được các yếu tố hình thành giá.
2. Phương pháp so sánh được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi cần định giá thì phải thu thập được ít nhất thông tin của 3 đơn vị thực hiện dịch vụ để so sánh. Việc lựa chọn thu thập các thông tin về dịch vụ so sánh được quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Căn cứ điều kiện thực tiễn, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đơn vị lập phương án giá) quyết định lựa chọn áp dụng một trong hai phương pháp định giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để lập phương án giá.
4. Trường hợp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh áp dụng được cả hai phương pháp định giá cùng lúc thì Thủ trưởng đơn vị lập phương án giá được ưu tiên lựa chọn phương pháp so sánh khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, phương pháp so sánh được được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi xác định được các yếu tố hình thành giá.
Phương pháp so sánh được áp dụng để định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi cần định giá thì phải thu thập được ít nhất thông tin của 3 đơn vị thực hiện dịch vụ để so sánh.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?