Danh mục hàng hóa và quyền quản lý CFS năm 2022? Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam phải có thông tin gì?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu phải có những thông tin nào?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Ban hành Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS quy định tại Phụ lục V Nghị định này.
2. Căn cứ yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ và trong phạm vi Danh mục hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa.
3. CFS phải có tối thiểu các thông tin sau:
a) Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
b) Số, ngày cấp CFS.
c) Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
d) Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
đ) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
e) Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
g) Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý quy định cụ thể trường hợp CFS được áp dụng cho nhiều lô hàng.
5. Trường hợp có yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.
6. Trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của CFS hoặc hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với nội dung CFS, cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu kiểm tra, xác minh tới cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Như vậy, giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải có những thông tin tối thiểu như: tên cơ quan, tổ chức cấp CFS, số, ngày cấp CFS, tên sản phẩm hàng hóa được cấp CFS,... theo quy định nêu trên.
Danh mục hàng hóa và quyền quản lý CFS năm 2022? Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam phải có thông tin gì? (Hình từ internet)
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
1. Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu theo các quy định sau:
a) Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.
b) Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp CFS theo mẫu CFS do nước đó quy định, cơ quan cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS.
3. Quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
d) Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
đ) Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.
e) Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ thu hồi CFS đã cấp trong những trường hợp sau:
a) Thương nhân xuất khẩu giả mạo chứng từ, tài liệu.
b) CFS được cấp cho hàng hóa mà không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Như vậy, giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu phải được trình bày bằng tiếng Anh và có tối thiểu các thông tin như CFS hàng hóa nhập khẩu đã phân tích ở quy định trên.
Quy trình cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo quy định trên.
Danh mục hàng hóa và quyền quản lý CFS được quy định như thế nào?
Hiện nay, danh mục hàng hóa và quyền quản lý CFS được quy định theo Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Xem toàn bộ danh mục hàng hóa và quyền quản lý CFS: Tại đây.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận lưu hành tự do có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?