Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn hiện nay được quy định bao gồm những khu vực nào?
Tiêu chí xác định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn là gì?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn như sau:
Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn
1. Tiêu chí xác định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:
a) Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận;
b) Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chưa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao so với vùng lân cận;
c) Khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản;
d) Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
2. Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, khi có một trong bốn tiêu chí nêu trên, khu vực đó có thể được cơ quan có thẩm quyền xác định là khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn hiện nay được quy định bao gồm những khu vực nào? (Hình từ Internet)
Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn hiện nay được quy định bao gồm những khu vực nào?
Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn hiện nay được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT (thay thế Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT):
Xem chi tiết danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn hiện hành: Tại đây.
Khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thủy sản bị xử phạt như thế nào?
- Về xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ Điều 7 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản
1. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.
2. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đã được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi khai thác thủy sản trong khu vực bị cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt tiền nêu trên, đồng thời áp dụng biện pháp tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản và các biện pháp khắc phục hậu quả khác.
- Trường hợp có dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ khoản 1 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 62 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định như sau:
Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
b) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
...
Theo đó, đối với hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm có thời hạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?