Đáp án cuộc thi tìm hiểu 80 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân VN; 35 Năm Ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân; 35 Năm Ngày Thành Lập Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam ra sao?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu 80 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân VN; 35 Năm Ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân; 35 Năm Ngày Thành Lập Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam ra sao?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu 80 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân VN; 35 Năm Ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân; 35 Năm Ngày Thành Lập Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam ra sao?

Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) TP Cần Thơ phối hợp Hội Cựu chiến binh (CCB) thành phố, Thành đoàn Cần Thơ tổ chức lễ phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam (6/12/1989-6/12/2024)”.

Đáp án cuộc thi tìm hiểu 80 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân VN; 35 Năm Ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân; 35 Năm Ngày Thành Lập Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam như sau:

1. Năm 1979, Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia vào cuộc chiến nào?

A. Cuộc chiến chống Mỹ

B. Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc

C. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn

D. Chiến dịch Tây Nguyên

2. Trong 35 năm xây dựng và trưởng thành, Hội CCB Việt Nam đã được tặng những Huân chương cao quý nào?

A. Huân chương Hồ Chí Minh và hai Huân chương Độc lập hạng Nhất

B. Ba Huân chương Lao động hạng Nhất và một Huân chương Lao động hạng Ba

C. Huân chương Ítxala (Tự do) hạng Nhất do Đảng, Nhà nước Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng

D. Cả 3 đáp án trên

3. Chiến thắng lịch sử nào kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam?

A. Chiến thắng Biên giới 1950

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ

C. Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám

D. Chiến thắng chiến dịch Đông xuân 1953-1954

4. Phong trào Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế đã phát triển như thế nào?

A. Chỉ tập trung vào số lượng

B. Chỉ tập trung vào quy mô

C. Phát triển cả về số lượng, quy mô và hiệu quả

D. Không phát triển đáng kể

5. Trong suốt những năm xây dựng và trưởng thành, có bao nhiêu Hội viên Cựu chiến binh Việt Nam được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới ?

A. 20 anh hùng

B. 22 anh hùng

C. 26 anh hùng

D. 30 anh hùng

6. Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã làm gì để giúp nhau làm kinh tế và cải thiện đời sống?

A. Huy động mọi nguồn lực và sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền

B. Tranh thủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước

C. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay

D. Tất cả phương án trên

7. Chiến thắng nào được xem là "Điện Biên Phủ trên không"?

A. Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954

B. Chiến dịch Điện Biên phủ

C. Cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ năm 1972

D. Cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu thân 1986

8. Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã phối hợp với Chính phủ và các ban ngành để làm gì?

A. Thực hiện các phong trào, cuộc vận động

B. Thực hiện chương trình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

C. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước

D. Tất cả các phương án trên

9. Quân đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập vào năm nào?

A. 1950

B. 1954

C. 1973

D. 1975

10. Từ năm 1961 đến năm 1965, Mỹ thực hiện chiến lược nào tại miền Nam Việt Nam?

A. Chiến tranh đặc biệt

B. Chiến tranh cục bộ

C. Chiến tranh toàn diện

D. Việt Nam hóa chiến tranh

11. Chiến dịch Biên giới 1950 có mục tiêu chính là gì?

A. Mở rộng vùng giải phóng và khai thông liên lạc với Trung Quốc

B. Tiêu diệt hoàn toàn quân Pháp tại Điện Biên Phủ

C. Đẩy lùi quân xâm lược Nhật Bản

D. Phát đông khởi nghĩa giành độc lập

12. Truyền thống “Quân với dân một ý chí” của Quân đội Nhân dân Việt Nam thể hiện điều gì?

A. Lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhân dân

B. Tinh thần hiếu chiến

C. Khả năng phòng thủ mạnh mẽ

D. Tinh thần cách mạng quốc tế

13. Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn còn được gọi là gì?

A. Đường Hồ Chí Minh

B. Đường giải phóng

C. Đường Đại thắng

D. Đường cách mạng

14. Quân đội Nhân dân Việt Nam chính thức đổi tên thành “Quân đội nhân dân Việt Nam” vào năm nào?

A. 1946

B. 1950

C. 1954

D. 1975

15. Quan hệ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam với các tổ chức Cựu chiến binh quốc tế như thế nào?

A. Không quan hệ với tổ chức nào

B. Duy trì trao đổi thông tin và giữ quan hệ chặt chẽ với tổ chức CCB các nước

C. Chỉ quan hệ với các nước láng giềng

D. Chỉ quan hệ với các nước phát triển

16. Ai là người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ?

A. Võ Nguyên Giáp

B. Trường Chinh

C. Phạm Văn Đồng

D. Hồ Chí Minh

17. Trong 35 năm xây dựng và trưởng thành, Hội CCB Việt Nam đã xây dựng và trưởng thành với truyền thống nào ?

A. Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới

B. Đoàn kết - Sáng tạo - Gương mẫu - Xây dựng

C. Trung thực - Đoàn kết - Đổi mới - Phát triển

D. Đoàn kết - Gương mẫu - Trung thực - Sáng tạo

18. Tên gọi của quân đội Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?

A. Quân đội giải phóng nhân dân

B. Vệ quốc đoàn

C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

D. Quân đội quốc gia Việt Nam

19. Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã đóng góp, ủng hộ bao nhiêu tỷ đồng cho các loại quỹ do MTTQ Việt Nam quản lý trong nhiệm kỳ 2017-2022?

A. 426 tỷ 254 triệu đồng

B. 300 tỷ đồng

C. 500 tỷ 134 triệu đồng

D. 600 tỷ đồng

20. Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 17/2/1979 - 16/3/1979

B. 10/2/1975 - 5/5/1975

C. 20/4/1979 - 15/5/1979

D. 1/1/1979 - 31/12/1979

Lưu ý: Đáp án cuộc thi tìm hiểu 80 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân VN; 35 Năm Ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân; 35 Năm Ngày Thành Lập Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Đáp án cuộc thi tìm hiểu 80 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân VN; 35 Năm Ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân; 35 Năm Ngày Thành Lập Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam ra sao?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu 80 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Nhân Dân VN; 35 Năm Ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân; 35 Năm Ngày Thành Lập Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam ra sao? (Hình từ Internet)

Các hoạt động nào được tổ chức trong đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?

Ngày 28/3/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2023 về phê duyệt đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Tại Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ về một số hoạt động sẽ được tổ chức để kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân như sau:

(1) Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, khen thưởng

(2). Hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể thao

(3). Hoạt động quân sự, quốc phòng

(4). Hoạt động trưng bày, triển lãm, hội chợ

(5). Hoạt động hội thảo, tọa đàm, gặp mặt, giao lưu

(6). Hoạt động chính sách, dân vận, đền ơn đáp nghĩa

(7). Hoạt động đối ngoại quốc phòng

(8). Hoạt động tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

Tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân như thế nào?

Tại Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ về tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân như sau:

Danh nghĩa tổ chức:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng.

Quy mô tổ chức kỷ niệm: cấp quốc gia,

Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 09 giờ 00 ngày 20 tháng 12 năm 2024 (thứ Sáu).

- Địa điểm: Tại Hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

- Truyền hình trực tiếp trên VTV1/Đài Truyền hình Việt Nam và VOV1/Đài Tiếng nói việt Nam.

Nội dung chương trình

- Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ: Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Quận ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; đại biểu một số ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

- Chương trình Lễ kỷ niệm (có chương trình riêng), mời 01 đồng chí thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn.

Thành phần dự Lễ kỷ niệm:

Khoảng 2.500 đại biểu, gồm:

- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Tổng Bí thư, nguyên Tổng Bí thư; Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, nguyên Thủ tướng Chính phủ;

- Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thường trực Ban Bí thư, nguyên Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị;

- Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội.

- Đại biểu Lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động (trên địa bàn Hà Nội).

- Đại biểu lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đại biểu một số cơ quan thuộc Bộ Công an.

- Đại biểu thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm, Bộ phận thường trực giúp việc Ban Tổ chức do Bộ Quốc phòng triệu tập.

- Đại biểu lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Đoàn ngoại giao các nước láng giềng, các nước ASEAN và một số nước có quan hệ hữu nghị; đại biểu Tùy viên Quốc phòng, Tùy viên Quân sự, Tùy viên Quân chủng các nước thường trú tại Hà Nội; các nước láng giềng, các nước ASEAN.

- Đại biểu lãnh đạo huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng; đại biểu lãnh đạo xã Tam Kim và xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình.

- Đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gia đình các chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (trên địa bàn Hà Nội).

- Đại biểu 15 khối: 01 khối cựu chiến binh Việt Nam; 01 khối dân quân tự vệ; 01 khối công an; 01 khối đại diện các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội; 01 khối học sinh, sinh viên, thanh niên Thủ đô Hà Nội; 10 khối cán bộ, chiến sĩ các quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường quân đội.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cuộc thi trực tuyến

Nguyễn Thị Thu Yến

Cuộc thi trực tuyến
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cuộc thi trực tuyến có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào