Đáp án đề minh họa Văn lớp 10 Hà Nội 2025 chi tiết nhất? Xem đáp án đề minh họa Văn lớp 10 Hà Nội 2025 ở đâu?
Đáp án đề minh họa Văn lớp 10 Hà Nội 2025 chi tiết nhất? Xem đáp án đề minh họa Văn lớp 10 Hà Nội 2025 ở đâu?
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố cấu trúc và minh họa đề minh họa vào lớp 10 Hà Nội của 7 môn thi áp dụng từ năm 2025, trong đó có đề minh họa Văn lớp 10 Hà Nội 2025.
Cụ thể, đề minh họa Văn lớp 10 Hà Nội 2025 như sau:
Tham khảo đáp án đề minh họa Văn lớp 10 Hà Nội 2025:
Câu 1. Phương pháp: Căn cứ các thể thơ đã học. Cách giải: - Thể thơ tự do. Câu 2. Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, tìm ý. Cách giải: - Hình ảnh khắc họa hình ảnh mẹ trong khổ đầu: mẹ mớm cho con muỗng cháo, mẹ thức hát ru con, tóc mẹ ngày thêm bạc. - Qua những từ ngữ đó, người mẹ hiện lên với hình ảnh tần tảo, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho con. Mẹ là người đồng hành cùng cuộc đời con từ khi còn bé đến khi đã khôn lớn trưởng thành. Câu 3. Phương pháp: Căn cứ nội dung bài đọc hiểu, phân tích. Cách giải: “Bầu trời” ở đây có thể hiểu là thế giới bao la rộng lớn ngoài kia, nơi luôn chờ đợi con khám phá. Qua từng muỗm cháo, lời ru của mẹ con ngày một lớn khôn, trưởng thành. Bầu trời ấy sẽ “ngày một xanh hơn” khi con khôn lớn, rời xa vòng tay yêu thương của mẹ để tự viết tiếp những trang nhật ký cuộc đời, để khám phá thế giới bao la, rộng lớn. Câu 4. Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Việc tác giả so sánh mẹ như trời – đất, như cuộc đời – không thể thiếu trong con mang lại hiệu quả nghệ thuật đặc sắc: - Trước hết giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn. - Không chỉ vậy, hình ảnh so sánh còn giúp làm nổi bật vai trò to lớn và không thể thay thế của mẹ trong cuộc sống của con: “trời – đất”: gợi lên sự rộng lớn, bao la và bền vững như tình mẹ luôn hiện diện và bao bọc con cái “như cuộc đời – không thể thiếu trong con”: nhấn mạnh tầm quan trọng của người mẹ, gắn liền với cuộc đời, tâm hồn và sinh mạng của con. - Qua hình ảnh so sánh, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của mẹ đối với mỗi người. Từ đó khẳng định, ngợi ca vai trò, ý nghĩa của mẹ với mỗi chúng ta. Câu 5. Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Những điều cần làm để gắn kết các thành viên trong gia đình là: -Thường xuyên chia sẻ, trò chuyện về công việc, học tập, tình cảm, những áp lực trong cuộc sống… - Giúp đỡ, hỗ trợ, động viên lẫn nhau. - Duy trì các truyền thống gia đình. - Tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của các thành viên. - Cùng nhau chia sẻ trách nhiệm trong các công việc chung. - Thể hiện tình cảm yêu thương với những người thân trong gia đình. - Giải quyết xung đột một cách văn minh, có tính xây dựng. Phần II. Làm văn Câu 1. Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách với yêu cầu chung: - Đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ, đầy đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Nội dung phân tích tám câu cuối trong bài đọc hiểu. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở đoạn: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn trích. 2. Thân đoạn: - Sáu câu thơ đầu: Tác giả sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: + Sử dụng câu đặc biệt: “Mẹ!” Câu mang tính định nghĩa khẳng định ý nghĩa, vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời mỗi người. Tiếng gọi thiêng liêng, cao quý, bộc lộ bao yêu thương, trìu mến của người con khi khôn lớn, trưởng thành từ vòng tay yêu thương của mẹ. + Sử dụng linh hoạt biện pháp tu từ: điệp cấu trúc (Có nghĩa là …), liệt kê, … + Giọng điệu thơ vừa khẳng định, vừa tha thiết, tình cảm, …=> Tác giả đã khẳng định: Mẹ là khởi nguồn của sự sống, tình yêu, hạnh phúc và mẹ là duy nhất trong cuộc sống mỗi người. - Mẹ không sống đủ trăm năm: gợi ra quy luật tồn tại của con người: mẹ không thể sống hết cuộc đời cùng con, mẹ sẽ già đi khi con trưởng thành nhưng mẹ đã ban tặng cho con sự sống, nụ cười, tiếng hát, niềm tin… => Sự biết ơn của người con dành cho mẹ, tình yêu và niềm hạnh phúc khi con có mẹ 3. Kết đoạn: Thể thơ tự do với cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt, những câu thơ dài ngắn đan xen cùng hệ thống của các biện pháp tu từ đa dạng, giọng điệu thơ tha thiết, giàu cảm xúc,… giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về vai trò, công lao to lớn của người mẹ…. Qua đó cũng thể hiện được sự biết ơn, trân quý của con đối với mẹ. Câu 2. Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận “Nên trưởng thành trong vòng tay mẹ hay nên rời xa vòng tay mẹ để trưởng thành?" 2. Thân bài a. Giải thích: - Khái quát nội dung đoạn trích: Đoạn trích nói đến tình yêu thương, sự quan tâm của mẹ dành cho con. Dù con có ở bất kì đâu mẹ vẫn là người yêu thương vô điều kiện. Mẹ che chở, bao bọc đồng hành cùng con từ khi con còn nhỏ đến mãi sau này. - Trưởng thành: là sự hoàn thiện về mặt thể chất lẫn tinh thần. Có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập không phụ thuộc. - Vòng tay mẹ: Thể hiện tình thương, sự chăm sóc, giúp đỡ. Sự chở che, nâng đỡ. b. Bàn luận. Học sinh tự đưa ra sự lựa chọn của bản thân mình, chú ý có lý giải phù hợp. Sau đây là gợi ý: - Khi rời xa vòng tay mẹ, đồng nghĩa với việc rời xa sự che chở, bao bọc, chúng ta sẽ phải đối diện với những gian nan, thử thách ngoài cuộc sống mà buộc bản thân mình phải tự xoay sở, tự giải quyết. Nhờ đó, bản thân trở nên trưởng thành hơn. + Học được cách tự giải quyết vấn đề, tiếp thu được thêm nhiều kiến thức mới, tích lũy những kinh nghiệm sống cần thiết. + Học được cách cân bằng cảm xúc cá nhân, rèn luyện sự kiên nhẫn, trách nhiệm, học được cách đồng cảm, sẻ chia. + Khám phá ra được những năng lực tiềm ẩn của bản thân. - Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của “vòng tay mẹ” trong quá trình trưởng thành của con người. Gia đình luôn là nơi để trở về, vòng tay cha mẹ luôn là chỗ để chúng ta dựa vào mỗi khi thất bại. Vòng tay đó sẽ là nguồn động lực vô giá để chúng ta lấy lại tinh thần, vững vàng bước tiếp, ngày càng trưởng thành hơn. Học sinh chú ý lấy dẫn chứng phù hợp. c. Bình luận - Không ngừng tự cố gắng nỗ lực, độc lập giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Vì dù có trưởng thành trong hay ngoài vòng tay mẹ thì đó cũng là nơi con được lớn khôn. - Luôn trân trọng, biết ơn và yêu thương cha mẹ, tình cảm gia đình vì đó là cội nguồn để con người khôn lớn, trưởng thành. - Phê phán những người có thói quen ỉ lại, phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. .... 3. Kết luận: Tổng kết vấn đề nghị luận. |
*Lưu ý: Đáp án trên mang tính chất tham khảo
Đáp án đề minh họa Văn lớp 10 Hà Nội 2025 chi tiết nhất? (Hình từ Internet)
Thi rớt tuyển sinh lớp 10 THPT có được thi lại hay không?
Căn cứ vào Điều 5 Quy chế ban hành kèm Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT thì thí sinh đã tốt nghiệp THCS và đáp ứng điều kiện về độ tuổi thì có thể tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10. Do đó, thí sinh đã thi rớt lớp 10 năm 2023, nếu đáp ứng điều kiện theo quy định vẫn được thi lại vào năm tiếp theo.
Đồng thời căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH có nội dung quy định khi các thí sinh không đậu vào trường THPT công lập sẽ vẫn có thể theo học ở các loại hình trường khác:
Thời gian, đối tượng và hình thức tuyển sinh
1. Thời gian tuyển sinh được thực hiện một hoặc nhiều lần trong năm.
2. Đối tượng tuyển sinh:
a) Đối với trình độ trung cấp:
Học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên.
b) Đối với trình độ cao đẳng:
- Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Người có bằng tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định.
Trường hợp người học dự tuyển vào các nghề đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe; nghệ thuật và an ninh, quốc phòng ngoài các quy định trên còn phải thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
..."
Như vậy, pháp luật cho phép trường hợp thí sinh thi rớt tuyển sinh lớp 10 THPT năm hiện tại, vào năm tiếp theo có thể tham gia kỳ thi tuyển sinh vào 10 lại theo diện thí sinh tự do. Ngoài ra, thí sinh có thể lựa chọn học tại các loại hình trường khác như:
- Trung tâm Giáo dục thường xuyên ở địa phương;
- Trường trung cấp nghề;
- Trường tư thục.
Cộng điểm ưu tiên đối với học sinh nào khi thi tuyển sinh lớp 10?
Theo quy định tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT sửa đổi bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT; bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT, học sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên tương ứng với từng trường hợp dưới đây khi thi tuyển sinh lớp 10, cụ thể như:
*Sở giáo dục và đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10, gồm:
[1] Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên.
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên.
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên.
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
[2] Nhóm đối tượng 2:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%.
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%.
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
[3] Nhóm đối tượng 3:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
- Người dân tộc thiểu số.
- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, học sinh sẽ được tuyển thẳng vào lớp 10 nếu thuộc các trường hợp như sau:
- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Học sinh là người dân tộc rất ít người.
- Học sinh khuyết tật.
- Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuyển sinh lớp 10 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?