Đất quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích nào theo quy định tại Luật Đất đai 2024?

Đất quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích nào theo quy định tại Luật Đất đai 2024? Câu hỏi từ chị T.A - TPHCM.

Đất quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích nào theo quy định tại Luật Đất đai 2024?

Căn cứ Điều 200 Luật Đất đai 2024, đất quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích sau:

- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

- Làm căn cứ quân sự;

- Làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

- Làm ga, cảng, công trình thông tin quân sự, an ninh;

- Làm công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

- Làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

- Làm cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ, cơ sở an dưỡng, điều dưỡng, nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Làm nhà ở công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Làm cơ sở giam giữ; cơ sở tạm giam, tạm giữ; cơ sở giáo dục bắt buộc; trường giáo dưỡng và khu lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

Đất quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích nào theo quy định tại Luật Đất đai 2024?

Đất quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích nào theo quy định tại Luật Đất đai 2024? (Hình từ Internet)

Một số quy định về đất quốc phòng, an ninh áp dụng theo Luật Đất đai mới ra sao?

Một số quy định về đất quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 200 Luật Đất đai 2024 như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất quốc phòng, an ninh thuộc phạm vi quản lý hành chính của địa phương.

- Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.

- Trường hợp thu hồi đất quốc phòng, an ninh để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

- Việc quản lý, sử dụng tài sản gắn liền với đất là tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không thuộc trường hợp sử dụng đất kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2024 thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế ra sao?

Tại Điều 201 Luật Đất đai 2024 quy định rõ việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như sau:

(1) Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được áp dụng cho các đối tượng sau đây:

- Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

- Doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.

(2) Đối với đất quốc phòng, an ninh hiện do các đối tượng quy định tại (1) quản lý, sử dụng khi kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải lập phương án sử dụng đất trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, phê duyệt và phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm.

Trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức giáo dục; lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân; rèn luyện, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống; dịch vụ hỗ trợ hậu cần - kỹ thuật thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

(3) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng quy định tại (1) khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được quy định như sau:

- Được tổ chức sản xuất, kinh doanh theo phương án đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

- Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật;

- Không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;

- Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất;

- Không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đối tượng là đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất;

- Đối tượng là doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý được cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo phương án được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

Trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, xử lý tài sản thế chấp, tài sản góp vốn thì chỉ được thực hiện trong nội bộ giữa các đối tượng quy định tại (1) theo phương án được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. Tuy nhiên, Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

Gần đây, với mong muốn đưa Luật Đất đai 2024 sớm áp dụng vào cuộc sống so với kế hoạch, ngày 26/3/2024, Thủ tướng Chính phủ có Công văn 202/TTg-NN đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/7/2024.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất quốc phòng

Phan Thị Phương Hồng

Đất quốc phòng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất quốc phòng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất quốc phòng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh không phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào?
Pháp luật
Đất quốc phòng an ninh là gì? Đối tượng nào được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động sản xuất?
Pháp luật
Đất CQP là đất gì? Trường hợp nào thì nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh?
Pháp luật
Sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất có phải nộp tiền sử dụng đất?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng là ai? Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm, quyền hạn gì?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng?
Pháp luật
Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng bao gồm những thành phần nào? Nội dung thẩm định?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng? Việc lấy ý kiến về quy hoạch được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Có được thuê tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất hay không?
Pháp luật
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất quốc phòng là bao nhiêu năm? Việc lập quy hoạch sử dụng đất được căn cứ vào đâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào