Đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng các cảng hàng không tại vùng sâu vùng xa, vùng núi, hải đảo theo quy hoạch mới?
- Đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng các cảng hàng không tại vùng sâu vùng xa, vùng núi, hải đảo là dự án tại Quy hoạch mới?
- Giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc là gì?
- Đơn vị nào được giao tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc?
Mới ngày 07/06/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng các cảng hàng không tại vùng sâu vùng xa, vùng núi, hải đảo là dự án tại Quy hoạch mới?
Căn cứ Mục V, VI Điều 1 Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
*Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 420.000 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác
*Các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư:
(1) Đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng các cảng hàng không quốc tế quan trọng, đóng vai trò đầu mối như: Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc.
(2) Đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng các cảng hàng không tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo; các cảng hàng không có hoạt động quân sự thường xuyên; và các cảng hàng không khác trong hệ thống đáp ứng nhu cầu khai thác, phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, việc đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng các cảng hàng không tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo là dự án quan trọng quốc gia, ưu tiên đầu tư theo quy hoạch mới của Thủ tướng Chính phủ.
Đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng các cảng hàng không tại vùng sâu vùng xa, vùng núi, hải đảo theo quy hoạch mới? (Hình internet)
Giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc là gì?
Tại Mục VII Điều 1 Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
- Giải pháp về cơ chế chính sách:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật để phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không theo quy hoạch...
- Giải pháp về huy động vốn đầu tư:
+ Đối với cảng hàng không mới: huy động tối đa các nguồn vốn để đầu tư theo phương thức PPP
- Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ:
+ Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt là những thành tựu công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng nền tảng số trong quá trình xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không (trong đó ưu tiên cho hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay) và lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải, logistics.
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:
+ Nâng cao năng lực đào tạo cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành hàng không, đặc biệt là đào tạo thiết kế và quy hoạch cảng hàng không. Nâng cao năng lực, bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch, khai thác, vận hành, bảo trì kết cấu hạ tầng cảng hàng không.
- Giải pháp về hợp tác quốc tế:
+ Tăng cường liên kết, hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và các quốc gia có ngành hàng không phát triển;
- Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch:
+ Tổ chức công bố công khai quy hoạch hệ thống cảng hàng không bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân khi triển khai thực hiện.
Như vậy, có 06 giải pháp được đặt ra để thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định nêu trên.
Đơn vị nào được giao tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc?
Tại Điều 2 Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
*Bộ Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cảng hàng không.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá, rà soát tình hình thực hiện quy hoạch, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Tổng hợp, rà soát đề án quy hoạch cảng hàng không mới của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc bổ sung quy hoạch khi đủ điều kiện hoặc đưa ra ngoài quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch đối với các cảng hàng không chưa bảo đảm hiệu quả, tính khả thi trên cơ sở điều kiện, bối cảnh thực tế...
*Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
- Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.
*UBND các tỉnh, TP có liên quan:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giao thông hàng không theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa phương mình; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quy hoạch cảng hàng không mới (bao gồm cả cảng hàng không Biên Hòa, Thành Sơn) xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan có thẩm quyền để thực hiện đầu tư cảng hàng không theo phương thức PPP; triển khai đầu tư khi bảo đảm hiệu quả, an toàn, đánh giá đầy đủ tác động có liên quan.
Xem chi tiết tai Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2023
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảng hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?