Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh do các bộ ngành, địa phương thực hiện theo Chỉ đạo mới của Thủ tướng như thế nào?
- Cải cách thủ tục hành chính là gì? Cải thiện môi trường kinh doanh là gì?
- Tình hình cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh của nước ta hiện nay như thế nào?
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh do các bộ ngành, địa phương thực hiện tại Chỉ đạo mới của Thủ tướng?
Mới đây, ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công văn 493/TTg-KSTT năm 2023 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả.
Cải cách thủ tục hành chính là gì? Cải thiện môi trường kinh doanh là gì?
- Thực tế, khái niệm cải cách thủ tục hành chính được hiểu là một quá trình nhằm khắc phục những hạn chế của hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa, công khai hóa, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân.
- Và Môi trường kinh doanh có thể hiểu một cách đơn giản là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Là tổng thể những yếu tố, nhân tố bên trong và bên ngoài vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Việc cải thiện môi trường kinh doanh không chỉ giúp Việt Nam tăng cơ hội thu hút đầu tư mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế trong điều kiện bình thường mới, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh do các bộ ngành, địa phương thực hiện tại Chỉ đạo mới của Thủ tướng? (Hình internet)
Tình hình cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh của nước ta hiện nay như thế nào?
Tại Công văn 493/TTg-KSTT năm 2023 nêu rõ:
- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số quốc gia để cắt giảm các quy định thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, qua đó từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.
- Từ đầu năm 2021 đến nay, các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 2.200 quy định kinh doanh tại 177 văn bản quy phạm pháp luật;
+ Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.100 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; đã cung cấp hơn 4.400 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia,..
- Tuy nhiên, theo đánh giá tại hội trường về kinh tế - xã hội, lắng nghe ý kiến của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn là rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân;
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh do các bộ ngành, địa phương thực hiện tại Chỉ đạo mới của Thủ tướng?
Công văn 493/TTg-KSTT năm 2023 nhấn mạnh:
Để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
*Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương, nghiêm túc thực hiện:
- Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2020, Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 và Nghị quyết 131/NQ-CP năm 2022
>> Hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa trước ngày 30/9/2023.
- Thực hiện công khai, minh bạch đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về thủ tục hành chính và quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp tiếp cận, theo dõi, giám sát, đánh giá trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính. Bộ, ngành, địa phương rà soát, công bố, cập nhật, công khai đầy đủ các bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP năm 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung),
+ Hoàn thành trong tháng 9 năm 2023.
- Thực hiện đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công dựa trên dữ liệu theo thời gian thực theo quy định tại Quyết định 766/QĐ-TTg năm 2022;
*Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023;
- Rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện các dự án đầu tư, đầu tư công, hoàn thành trong tháng 9 năm 2023.
* Bộ Tư pháp và tổ chức pháp chế các bộ, ngành, địa phương:
- Chủ trì tăng cường hơn nữa công tác thẩm định quy định thủ tục hành chính tại đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm chỉ ban hành thủ tục hành chính đã được đánh giá tác động và thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp, hiệu quả.
- Kiểm soát chặt chẽ các quy định thủ tục hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Hội đồng nhân dân, UBND các cấp.
*Bộ Nội vụ:
- Chủ trì kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương việc thực hiện đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát kiểm tra trong quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 04/NQ-CP năm 2022.
*Văn phòng Chính phủ:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả về công tác này;
- Định kỳ hàng quý tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Xem chi tiết toàn văn tại đây Công văn 493/TTg-KSTT năm 2023
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?