Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới bằng giải pháp nào?

Cho tôi hỏi: Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới bằng giải pháp nào? Câu hỏi của chị Thu Hằng đến từ Quảng Nam.

Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới bằng giải pháp nào?

Căn cứ tại Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023 chỉ ra những nội dung sau đây:

Để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế và tạo chuyển biến căn bản, hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2015, trong đó tập trung những nội dung:

- Thứ nhất, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm:

+ Đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngay trong chính các lực lượng chức năng, xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh.

+ Đề cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiếp tay, bảo kê, bao che cho đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Thứ hai, làm tốt công tác nghiệp vụ, bảo đảm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng,

Trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, thuế suất cao…

- Thứ ba, các lực lượng chức năng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

+ Tăng cường phối hợp kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới.

+ Công khai số điện thoại, đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 các cấp, bảo đảm tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng Nhân dân theo quy chế của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

- Thứ tư, thực hiện tổng kết Kế hoạch 399/KH-BCĐ389 năm 2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.

Tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Thứ năm, các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các lực lượng chức năng tuyên truyền, phản ánh kịp thời tình hình, kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

+ Các biểu hiện tiêu cực, bất cập của các cơ quan chức năng.

+ Giúp người dân nhận biết, phân biệt hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

+ Không tham gia, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý…

- Đối với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia:

- Thứ nhất, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong tháng 5 năm 2023; rà soát các quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung còn bất cập.

- Thứ hai, chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 năm 2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa và Kế hoạch 111/KH-BCĐ389 năm 2022 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.

- Thứ ba, chủ động nắm tình hình, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;

- Cuối cùng, tổng hợp những kiến nghị, đề xuất về khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong tháng 5 năm 2023.

Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới bằng giải pháp nào?

Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới bằng giải pháp nào? (Hình từ Internet)

Cục Điều tra chống buôn lậu là đơn vị thuộc cơ quan nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1399/QĐ-BTC năm 2016 quy định như sau:

Vị trí và chức năng
1. Cục Điều tra chống buôn lậu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
2. Cục Điều tra chống buôn lậu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên Cục Điều tra chống buôn lậu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan.

Cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 1399/QĐ-BTC năm 2016 quy định cơ cấu tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu như sau:

- Phòng Tham mưu tổng hợp.

- Phòng Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan.

- Phòng Giám sát hải quan trực tuyến.

- Phòng Kiểm soát ma túy.

- Phòng Xử lý vi phạm.

- Phòng Tổ chức cán bộ.

- Phòng Tài vụ - Quản trị.

- Đội Điều tra Hình sự.

- Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

- Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1).

- Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Đội 2).

- Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3).

- Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4).

- Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy khu vực miền Bắc (Đội 5).

- Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy khu vực miền Nam (Đội 6).

- Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc (Hải đội 1).

- Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Trung (Hải đội 2).

- Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam (Hải đội 3).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cục điều tra chống buôn lậu

Phạm Thị Kim Linh

Cục điều tra chống buôn lậu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cục điều tra chống buôn lậu có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cục điều tra chống buôn lậu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc có chức năng gì? Hải đội này có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Đội Điều tra hình sự thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có con dấu riêng không? Đội Điều tra này có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Phòng Thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện chức năng gì?
Pháp luật
Phòng Kiểm soát ma túy thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? Phòng có phó trưởng phòng không?
Pháp luật
Phòng Giám sát hải quan trực tuyến thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện những chức năng gì?
Pháp luật
Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện những chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu do ai quy định?
Pháp luật
Phòng Tài vụ và Quản trị thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có nhiệm vụ gì trong công tác mua sắm tài sản, vũ khí phục vụ hoạt động của Cục?
Pháp luật
Phòng Xử lý vi phạm thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu thực hiện chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Phòng Tham mưu tổng hợp thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có nhiệm vụ chủ trì thực hiện công tác tuyên truyền về hoạt động phòng chống buôn lậu qua biên giới?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào