Để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của luật sư thì cần những giấy tờ nào?
- Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ của luật sư theo quy định mới nhất như thế nào?
- Để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của luật sư thì cần những giấy tờ nào?
- Thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ của luật sư được quy định như thế nào?
Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ của luật sư theo quy định mới nhất như thế nào?
Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng theo mẫu BDLS-04 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BTP, có dạng như sau:
Tải mẫu Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ của Luật sư tại đây: tải
Để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của luật sư thì cần những giấy tờ nào?
Để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của luật sư thì cần những giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2019/TT-BTP về giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ của luật sư như sau:
Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng
1. Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng theo mẫu BDLS-04 do tổ chức quy định tại Điều 4 của Thông tư này cấp.
2. Tạp chí, sách, giáo trình đã được xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
3. Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
Như vậy, giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn của luật sư gồm:
- Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng.
- Tạp chí, sách, giáo trình đã được xuất bản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BTP.
- Văn bản xác nhận hoặc giấy tờ chứng nhận đã tham gia các hoạt động quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BTP.
Thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ của luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BTP như sau:
Thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu là 08 giờ/năm.
2. Luật sư được tính quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng trong năm đó khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Viết bài nghiên cứu pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết sách, giáo trình được xuất bản về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư hoặc kỹ năng hành nghề luật sư;
b) Tham gia giảng dạy về pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư; tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư theo quy định của Thông tư này;
c) Tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp;
d) Tham gia và hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài;
đ) Tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ 01 ngày trở lên về các nội dung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này do Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp tổ chức.
3. Luật sư tham gia bồi dưỡng được quy đổi theo quy định tại khoản 2 Điều này thì 01 lần tham gia và hoàn thành được tính bằng 08 giờ thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng.
Như vậy, thời gian tham gia bồi dưỡng tối thiểu là 08 giờ/năm.
- Luật sư được tính quy đổi thời gian tham gia bồi dưỡng trong năm đó khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Viết bài nghiên cứu pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước hoặc nước ngoài; viết sách, giáo trình được xuất bản về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư hoặc kỹ năng hành nghề luật sư;
+ Tham gia giảng dạy về pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư; tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng hoặc trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư theo quy định của Thông tư này;
+ Tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp;
+ Tham gia và hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài;
+ Tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ 01 ngày trở lên về các nội dung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này do Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp tổ chức.
Đồng thời, luật sư tham gia bồi dưỡng được quy đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BTP thì 01 lần tham gia và hoàn thành được tính bằng 08 giờ thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luật sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?