Đề xuất bổ sung nội dung về quá trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở tại Luật Nhà ở sửa đổi như thế nào?
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.
Bên cạnh đó, các trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Nhà ở 2014 bao gồm:
- Phát triển nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, để bán của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;
- Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu nhà ở cũ;
- Phát triển nhà ở để phục vụ tái định cư;
- Phát triển nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Đề xuất bổ sung đưa nội dung về quá trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở tại Luật Nhà ở sửa đổi như thế nào? (Hình internet)
Đề xuất bổ sung đưa nội dung về quá trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở tại Luật Nhà ở sửa đổi như thế nào?
Theo Điều 46 Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi quy định về quá trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở bao gồm:
Quá trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở (bổ sung Điều mới)
1. Việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này được thực hiện như sau:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án hoặc bản vẽ tổng mặt bằng theo quy định của pháp luật quy hoạch;
b) Chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật đầu tư, pháp luật đầu tư công;
c) Lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này, trừ trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận chủ đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này;
d) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này mà có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thì sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
e) Thực hiện đầu tư xây dựng dự án theo pháp luật về xây dựng;
g) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao nhà ở và công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, tại Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi đã bổ sung quy định từ một số quy định của Nghị định 99/2015/NĐ-CP, điển hình là quy định về quá trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở tại Điều 46 Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi.
Đề xuất sửa điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở tại Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi như thế nào?
Tại khoản 9 Điều 3 Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi đã đề xuất khái niệm về chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở như sau:
- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở là tổ chức có quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở và có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định.
Bên cạnh đó tại Điều 47 Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi sửa đổi, bổ sung Điều 21 Luật Nhà ở 2014 quy định Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở như sau:
Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở (sửa đổi, bổ sung Điều 21)
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, bao gồm cả tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và có chức năng kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản);
b) Tổ chức được người quyết định đầu tư giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà ở đối với trường hợp sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
2. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phải ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật đầu tư;
b) Có vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản để thực hiện đối với từng dự án;
c) Đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc được chấp thuận nhà đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.
3. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này được chấp thuận theo pháp luật về đầu tư hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư để thực hiện một dự án xây dựng nhà ở thì thực hiện công nhận chủ đầu tư theo quy định của Chính phủ.
4. Đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ, dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư không phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định tại Điều 56 và Điều 66 của Luật này. Đối với chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, Điều 47 Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi đã đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 21 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo nội dung nêu trên.
Xem chi tiết toàn văn Dự thảo tại đây Tải về
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xây dựng nhà ở có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?