Đề xuất chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử trong phòng, chống rửa tiền như thế nào?
Có bao nhiêu loại hình giao dịch chuyển tiền điện tử?
Theo đề xuất tại khoản 1 Điều 8 Dự thảoThông tư hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền, giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:
Nội dung liên quan đến giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Các loại hình giao dịch chuyển tiền điện tử
a) Giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước là giao dịch chuyển tiền điện tử mà tổ chức tài chính khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và tổ chức tài chính của người thụ hưởng cùng ở Việt Nam.
b) Giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế là giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 3 Điều này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam.
Theo đó, giao dịch chuyển tiền điện tử được xuất có hai loại hình giao dịch bao gồm:
+ Giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước;
+ Giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế.
Đề xuất chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử trong phòng, chống rửa tiền như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất quy định về chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử như thế nào?
Chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử được đề xuất tại Điều 9 Dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền như sau:
Chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế có mức giá trị từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Đối tượng báo cáo không phải báo cáo giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.
2. Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử gồm các thông tin tối thiểu sau:
a) Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm: tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính; quốc gia;
b) Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: họ và tên, ngày, tháng, năm, sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có);
c) Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia;
c) Thông tin về giao dịch: Số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam; lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch;
d) Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ công tác quản lý về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ.
Theo đó, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện giao dịch sau:
- Giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên;
- Hoặc giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế có mức giá trị từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử gồm các thông tin tối thiểu theo đề xuất trên.
Báo cáo giao dịch điện tử được thực hiện theo hình thức nào?
Đề xuất tại Điều 10 Dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền:
Hình thức báo cáo
1. Báo cáo bằng dữ liệu điện tử
a) Đối tượng báo cáo thiết lập đường truyền, kết nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua Cục Công nghệ thông tin để gửi báo cáo, thông tin về phòng, chống rửa tiền;
b) Báo cáo dữ liệu điện tử được truyền qua đường truyền, mạng kết nối quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều này hoặc gửi qua vật mang tin. Báo cáo dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng dữ liệu, cấu trúc file theo hướng dẫn của Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Đối tượng báo cáo phải thực hiện gửi báo cáo dữ liệu điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và có biện pháp bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 40 Luật phòng, chống rửa tiền.
2. Báo cáo bằng văn bản giấy
Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ theo mẫu biểu 01; báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo mẫu biểu 02 ban hành kèm theo thông tư này.
Theo đó, có hai hình thức báo cáo giao dịch điện tử là:
- Báo cáo bằng dữ liệu điện tử;
- Báo cáo bằng văn bản giấy.
Thời hạn báo cáo bằng dữ liệu điện tử bao lâu?
Thời hạn báo cáo bằng dữ liệu điện tử được đề xuất tại Điều 11 Dự thảo Thông tư hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền như sau:
Thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử
1. Đối tượng báo cáo phải gửi báo cáo giao dịch giá trị lớn phải báo cáo, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử trước 10 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch.
2. Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
3. Trường hợp đối tượng báo cáo phát hiện thông tin báo cáo bị sai, thiếu thì phải có văn bản giải trình và bổ sung, cập nhật gửi về Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngay khi phát hiện.
Đối tượng báo cáo phải gửi báo cáo giao dịch giá trị lớn phải báo cáo, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử trước 10 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch. Các trường hợp phát sinh khác được thực hiện theo đề xuất trên.
Ngô Thị Hoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch chuyển tiền điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là mẫu nào?
- Tổ chức Đảng vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trong trường hợp nào theo Quy định 69?
- Quỹ phát triển đất có được huy động vốn không? Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất có phải được phân bổ từ việc huy động vốn không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng có bị phạt không?
- Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng? Hợp đồng tư vấn xây dựng có bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng?