Đề xuất mô hình mới về thành lập tòa án nhân dân chuyên biệt, đổi tên tòa án cấp tỉnh, huyện như thế nào?
- Thành lập Tòa án nhân dân chuyên biệt có phải không?
- Đổi tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành Toà án nhân dân sơ thẩm?
- Sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân cấp cao?
- Sửa đổi quy định đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
Thành lập Tòa án nhân dân chuyên biệt có phải không?
Căn cứ tại Chương V Dự thảo về xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đề xuất thành lập Tòa án nhân dân chuyên biệt như sau:
- Toà án nhân dân chuyên biệt được tổ chức theo địa hạt pháp lý nhiều tỉnh, thành phố tùy thuộc vào khối lượng công việc của mỗi loại vụ việc, gồm: Tòa án nhân dân Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân Hành chính, Tòa án nhân dân Phá sản.
- Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa án chuyên biệt khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
+ Trước tiên, thành lập 01 Tòa án nhân dân Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, 02 Tòa án nhân dân Phá sản tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đối với việc thành lập Tòa án nhân dân Hành chính, Tòa án nhân dân tối cao sẽ căn cứ vào số lượng vụ án hành chính tại các đơn vị hành chính để xem xét, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập.
- Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử ở Tòa án nhân dân chuyên biệt là những chuyên gia, người có chuyên môn cao về lĩnh vực tham gia xét xử, do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án nhân dân chuyên biệt có trụ sở bầu theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
- Chánh án Tòa án nhân dân chuyên biệt sau khi thống nhất ý kiến với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi Tòa án có trụ sở đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm.
- Bổ sung quy định Tòa án nhân dân chuyên biệt có chức năng, nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các loại vụ việc đặc thù theo từng lĩnh vực (sở hữu trí tuệ, hành chính, phá sản). Chánh án Tòa án nhân dân chuyên biệt chịu trách nhiệm báo cáo công tác của Tòa án nhân dân chuyên biệt với Tòa án nhân dân tối cao.
Đề xuất mô hình mới thành lập tòa án nhân dân chuyên biệt, đổi tên tòa án cấp tỉnh, huyện như thế nào? (Hình từ Internet)
Đổi tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành Toà án nhân dân sơ thẩm?
Căn cứ tại Chương IV Dự thảo về xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đề xuất đối với Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau:
- Đổi tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành Toà án nhân dân sơ thẩm (Ví dụ: Tòa án nhân dân sơ thẩm Đông Anh).
- Sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân sơ thẩm theo hướng: Tòa án nhân dân sơ thẩm có nhiệm vụ giải quyết, xét xử sơ thẩm các vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ các vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/Toà án nhân dân phúc thẩm và Tòa án nhân dân chuyên biệt.
Sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân cấp cao?
Căn cứ tại Chương II Dự thảo về xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đề xuất đối với oà án nhân dân cấp cao như sau:
- Tên gọi, cơ cấu tổ chức bộ máy cơ bản giữ nguyên như hiện tại; Bổ sung quy định về việc thành lập các Tòa chuyên trách về Sở hữu trí tuệ; Tòa chuyên trách về Phá sản (trước mắt chỉ thành lập Tòa chuyên trách về Phá sản ở Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội và Hồ Chí Minh; thành lập Tòa chuyên trách về Sở hữu trí tuệ ở Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội).
- Sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân cấp cao theo hướng phù hợp với thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/ Toà án nhân dân phúc thẩm theo địa hạt tố tụng; phúc thẩm, giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân chuyên biệt theo địa hạt tố tụng.
Sửa đổi quy định đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
Căn cứ tại Chương III Dự thảo về xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đề xuất đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Phương án 1: Đổi tên thành Toà án nhân dân phúc thẩm (Ví dụ: Tòa án nhân dân phúc thẩm Hải Phòng).
+ Về cơ cấu tổ chức được giữ nguyên như quy định hiện hành của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân phúc thẩm theo hướng chuyển thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm đối với các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân từ cấp tỉnh trở lên; chuyển thẩm quyền giải quyết các vụ việc thuộc các lĩnh vực đặc thù về sở hữu trí tuệ, phá sản sang cho Toà án nhân dân chuyên biệt.
- Phương án 2: Giữ nguyên tên gọi, cơ cấu tổ chức như hiện hành. Về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sửa đổi như Phương án 1.
Xem toàn bộ Dự thảo về xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: Tại đây.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tòa án nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?