Đề xuất quy định thiết kế đối với đường ống dẫn khí về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại?
Đề xuất yêu cầu chung đối với đường ống dẫn khí?
Theo đề xuất tại mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại Tải, yêu cầu chung đối với đường ống dẫn khí như sau:
Đường ống dẫn khí phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu theo quy định tại Tiêu chuẩn ASME B31.8:2020.
Đề xuất quy định thiết kế đối với đường ống dẫn khí về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất quy định về phân loại đường ống dẫn khí như thế nào?
Theo đề xuất tại mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại Tải, phân loại đường ống dẫn khí theo các tiêu chuẩn sau:
(1) Phân loại theo cấp vị trí
- Cấp vị trí 1: Là đoạn bất kỳ dài 1,6 km có ít hơn 10 nhà (hoặc số căn hộ tương đương) nằm trong phạm vi 0,2 km tính từ mép ngoài mỗi bên tuyến ống hoặc ít hơn 06 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở.
- Cấp vị trí 2: Là đoạn bất kỳ dài 1,6 km có từ 10 nhà đến dưới 46 nhà nằm trong phạm vi 0,2 km tính từ mép ngoài mỗi bên tuyến ống hoặc từ 06 đến 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở.
- Cấp vị trí 3: Là đoạn bất kỳ dài 1,6 km có từ 46 nhà trở lên nằm trong phạm vi 0,2 km tính từ mép ngoài mỗi bên tuyến ống hoặc trên 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, trừ cấp vị trí 4.
- Cấp vị trí 4: Bao gồm khu vực nhiều tòa nhà nhiều tầng, giao thông dày đặc, có nhiều công trình ngầm.
(2) Phân loại theo cấp áp suất
- Cấp 1: Từ 0,7 MPa đến nhỏ hơn 1,9 MPa.
- Cấp 2: từ 1,9 MPa đến nhỏ hơn 6 MPa.
- Cấp 3: Bằng hoặc lớn hơn 6 MPa.
Đề xuất quy định thiết kế đối với đường ống dẫn khí như thế nào?
Theo đề xuất tại mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại Tải, quy định về thiết kế đối với đường ống dẫn khí như sau:
(1) Yêu cầu chung
- Đơn vị thiết kế phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này và các tiêu chuẩn áp dụng khi thiết kế đường ống. Đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế.
- Đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại được thiết kế theo điều kiện áp suất, nhiệt độ, môi chất làm việc và có tính đến các lực tác động khác (tải trọng, độ giãn nở, động học, gió, động đất, rung động…) ở điều kiện khắc nghiệt nhất.
- Số lượng và vị trí các van trên hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại phải đáp ứng yêu cầu công nghệ, thuận tiện cho vận hành và an toàn trong sửa chữa, bảo dưỡng.
Bên cạnh các yêu cầu chung, khi thiết kế đường ống dẫn khí theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại, quy định về thiết kế đối với đường ông dẫn khí cần đảm bảo các yêu cầu về:
(2) Chiều dày thành ống;
- Khi tính toán lựa chọn chiều dày thành ống, người thiết kế cần tính đến:
+ Việc giảm chiều dày do uốn ống tại các vị trí cút cong, ren ống đối với các ống nối bằng ren.
+ Việc ăn mòn, mài mòn đường ống.
+ Hệ số độ bền mối hàn.
+ Cấp vị trí đối với đường ống dẫn khí.
- Công thức tính toán chiều dày tối thiểu thành ống do nhà thiết kế lựa chọn theo tiêu chuẩn áp dụng, phải đảm bảo điều kiện làm việc, thử nghiệm của đường ống dẫn.
(3) Đấu nối đường ống;
- Sử dụng phương pháp hàn giáp mép khi đấu nối đường ống.
- Cho phép nối bằng mặt bích khi nối ống dẫn với van và những phần của thiết bị có mặt bích với điều kiện phải đảm bảo an toàn.
- Mối nối ren không được sử dụng đối với các đường ống đặt ngầm cố định, trừ mối nối thiết bị phụ (xả đọng, xả thân van và nối dụng cụ đo) trực tiếp vào các phụ kiện.
(4) Bọc bảo ôn;
(5) Bù giãn nở nhiệt;
(6) Van;
Van sử dụng cho hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật phù hợp với hệ thống.
(7) Hệ thống giá đỡ và giá treo;
Kết cấu của các giá đỡ hoặc giá treo phải chịu được tải trọng chứa đầy môi chất, vật liệu cách nhiệt, các lực tác động khác và đảm bảo dịch chuyển khi đường ống giãn nở.
(8) Xả đọng và xả khí;
- Tất cả các điểm xả lỏng của đường ống công nghệ sử dụng cho vận hành phải lắp van và van phải có mặt bích mù hoặc nút bịt (áp dụng cho trường hợp xả hở).
- Số lượng và vị trí thiết kế van xả khí phải đảm bảo an toàn và khả năng xả hết khí trên hệ thống khi cần thiết
(9) Và yêu cầu về chống ăn mòn.
Đường ống dẫn khí
a) Đối với đường ống dẫn khí chôn ngầm, nếu không chứng minh được vật liệu đường ống dẫn là loại chịu ăn mòn đối với môi trường xung quanh thì các đường ống dẫn phải được bảo vệ chống ăn mòn bằng lớp phủ bảo vệ và bảo vệ ca tốt.
b) Trong trường hợp sử dụng lớp phủ chống ăn mòn, lớp phủ phải được lựa chọn phù hợp với đường ống cũng như tương thích với việc bọc mối nối ống và bọc sửa chữa. Lựa chọn lớp phủ phải xem xét các yếu tố vận chuyển, bảo quản, điều kiện lắp đặt, độ thấm ẩm, nhiệt độ vận hành của đường ống dẫn, môi trường (bao gồm đặc tính của đất tiếp xúc với lớp bọc ống), các đặc tính bám dính và độ bền cách điện.
...
Như vậy, theo nội dung đề xuất trên, thiết kế đối với đường ống dẫn khí về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại phải đảm bảo các yêu cầu trên.
Ngô Thị Hoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường ống dẫn khí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?