Đề xuất quy định về xác định chi phí quản lý và nguồn đảm bảo đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp?
- Đề xuất quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên giao tự chủ và chi thường xuyên không giao tự chủ?
- Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được đề xuất thế nào?
- Đề xuất quy định về các khoản chi phí khác để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên giao tự chủ?
- Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay?
Đề xuất quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên giao tự chủ và chi thường xuyên không giao tự chủ?
Theo đề xuất tại khoản 1 Điều 10 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Tải như sau:
Xác định chi phí quản lý và nguồn đảm bảo
1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 11 và Điều 12 Quyết định này và xác định như sau:
a) Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội:
- Các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy được xác định theo số lượng người làm vệc trên cơ sở vị tri việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngach được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy dịnh của pháp luật về công chức, viên chức và định mức phân bồ dự toán chi thường xuyên theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Các khoản chi đặc thù của ngành mang tinh phát sinh thường xuyên hàng năm về tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản chi thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên được xác định trên co sở nhiệm vụ đuợc giao và múc chỉ theo chể độ quy định;
b) Đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an
- Chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy do ngân sách Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bảo đảm.
- Chi thường xuyên cho lao động hợp đồng do thủ trưởng đơn vị thực hiện giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; chi thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại Quyết định này được bảo đảm từ nguồn chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng năm và được xác định trên co sở nhiệm vụ được giao và múc chi theo chế độ quy định; hội:
c) Đối với cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp được xác định theo khối lượng công việc và giá dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng qũy bảo hiểm thất nghiệp do Bộ Lạo động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trong khi chưa có giá dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng qũy bảo hiểm thất nghiệp, chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp đuợc xác định theo số người làm việc đuợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên như đối với cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được xác định trên cơ sở nhiệm vụ đuợc giao và mức chi theo chế độ quy định.
Như vậy, mức chi được thực hiện theo đề xuất trên cho mỗi cơ quan bảo hiểm.
Theo đó, đối với cơ quan bảo hiểm xã hội thì các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động bộ máy được xác định theo số lượng người làm vệc trên cơ sở vị tri việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngach được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định mức phân bồ dự toán chi thường xuyên.
Đề xuất quy định về xác định chi phí quản lý và nguồn đảm bảo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp? (Hình ảnh từ Internet)
Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được đề xuất thế nào?
Theo đề xuất tại khoản 2 Điều 10 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Tải về nguồn kinh phí, cụ thể:
Xác định chi phí quản lý và nguồn đảm bảo
...
2. Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi phi quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế như sau:
a) Chi phí quản lý bảo hiềm xã hội đuợc trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.
b) Chi phí quản lý bảo hiểm y tế được trích từ khoản 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bào hiểm y tế;
c) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
d) Chi phí chi trả do ngân sách nhà nước cấp để Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ huởng do ngân sách nhà nước đảm bảo. Mức chi phí chi trả bằng 0,54% tổng số tiền chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (trừ khoản chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động, chi đóng bảo hiềm y tế). Trong đó:
- Mức chi phí chi cho tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền chi trả và quản lý người hưởng nhận tiền qua tài khoản cá nhân bình quân tối đa 0,19% tổng số tiền chi trả qua tài khoản cá nhân;
- Mức chi phí chi trả bằng tiền mặt bình quân tối đa 0,73% tổng số tiền chi trả bằng tiền mặt;
- Mức trích chi phí quản lý cụ thể hằng năm từ các nguồn quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban Thuờng vụ Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, đề xuất nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quản lý các quỹ bảo hiểm bao gồm:
- BHXH: tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội;
- BHYT: trích từ khoản 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bào hiểm y tế;
- BHTN: trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
- Chi phí chi trả do ngân sách nhà nước cấp để Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ huởng do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Đề xuất quy định về các khoản chi phí khác để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên giao tự chủ?
Ngoài mức chi phí quản lý được giao theo khoản 2 Điều 10 Dự thảo này, cơ quan bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được sử dụng các nguồn kinh phí sau để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên giao tự chủ tại khoản 3, 4 Điều 10 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Tải:
Xác định chi phí quản lý và nguồn đảm bảo
...
3. Ngoài mức chi phí quản lý được giao theo khoản 2 Điều này, cơ quan bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiếm xã hội Công an nhân dân, cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được sử dụng các nguồn kinh phí sau để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 11 Quyết định này:
a) Tiền lãi phát sinh trên tài khoân tiền gửi chi phí quản lý theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định này;
b) Hỗ trợ của ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ đuợc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao (nếu có);
c) Hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước (nếu có);
d) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
4. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của các trung tâm dịch vụ việc làm được giao thực hiện các nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, được hạch toán vào nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và sử dụng theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, ngoài mức chi phí quản lý được giao, các cơ quan bảo hiểm được sử dụng các nguồn kinh phí theo nội dung đề xuất trên để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên giao tự chủ
Có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện nay?
Căn cứ vào Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
.Như vậy, về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ có các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
Về bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay thì sẽ có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Ngô Thị Hoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?