Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ cụ thể như thế nào?

Cho tôi hỏ: Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ cụ thể như thế nào? Câu hỏi của chị Lệ Thanh đến từ Vĩnh Phúc.

Đề xuất về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đề xuất về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP như sau:

Đối với các dự án giao thông đường bộ đi qua địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và các dự án đi qua đô thị loại III trở lên, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư.

Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ cụ thể như thế nào?

Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)

Đề xuất quy định về quản lý tài sản sau đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đề xuất như sau:

Về thẩm quyền đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, đồng thuận về việc đầu tư thực hiện dự án. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về vấn đề nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản.
2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương (nếu có) làm cơ quan chủ quản đầu tư các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua địa phương mình.
3. Các địa phương được phân cấp thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng, các quy định pháp luật khác có liên quan và có cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh tra bảo đảm không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí.
4. Về việc quản lý tài sản sau đầu tư:
a) Đối với các công trình thuộc trung ương quản lý: sau khi hoàn thành xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn giao công trình cho Bộ Giao thông vận tải quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.
b) Đối với các công trình thuộc địa phương quản lý: địa phương quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.
5. Việc quyết toán các dự án sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng được thực hiện theo quy định hiện hành.

Như vậy xuất quy định về quản lý tài sản sau đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương như sau:

- Đầu tiên đối với các công trình thuộc trung ương quản lý: sau khi hoàn thành xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn giao công trình cho Bộ Giao thông vận tải quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.

- Đối với các công trình thuộc địa phương quản lý: địa phương quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.

Đề xuất quy định về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đề xuất quy định về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương như sau:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, đồng thuận về việc đầu tư thực hiện dự án. Trong đó, có nội dung giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn làm cơ quan chủ quản hoặc theo thỏa thuận của các địa phương; trách nhiệm của từng địa phương trong việc đầu tư thực hiện dự án.

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án.

- Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án thống nhất việc sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác để đầu tư dự án.

- Sau khi hoàn thành công trình, các địa phương chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đối với phần công trình nằm trên địa bàn mình hoặc thỏa thuận thống nhất phương án quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì bảo đảm hiệu quả đầu tư dự án.

- Việc quyết toán các dự án sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng được thực hiện theo quy định hiện hành.

Phát triển giao thông đường bộ qua những chính sách nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định chính sách phát triển giao thông đường bộ bao gồm:

- Thứ nhất, nhà nước tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường bộ, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; có chính sách huy động các nguồn lực để quản lý, bảo trì đường bộ.

- Thứ hai, nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố.

- Thứ ba, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Tải Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ: Tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án PPP

Phạm Thị Kim Linh

Dự án PPP
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án PPP có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án PPP
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu hồ sơ mời thầu đối với dự án PPP áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh theo Thông tư 15 mới nhất?
Pháp luật
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư là gì? Lĩnh vực Đầu tư theo phương thức đối tác công tư bao gồm lĩnh vực nào?
Pháp luật
Mẫu hồ sơ mời đàm phán đối với dự án PPP áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh theo Thông tư 15?
Pháp luật
Mẫu thông báo khảo sát sự quan tâm dự án PPP mới nhất 2024 theo Thông tư 15? Tải mẫu ở đâu?
Pháp luật
Dự án PPP lĩnh vực thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn xác định chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư như thế nào?
Pháp luật
Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của E-HSMST trong hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP?
Pháp luật
Hợp đồng BLT thuộc nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế nào? Vốn nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP khi sử dụng hợp đồng BLT dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP theo quy định hay không?
Pháp luật
Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất được áp dụng đàm phán cạnh tranh trong những trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Trường hợp nào được điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án PPP?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào