Đề xuất thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội? Đề xuất quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội như thế nào?

Đề xuất thí điểm các chính sách nào đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội? Đề xuất quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội như thế nào? Câu hỏi của chị Lụa ở Đồng Nai.

Đề xuất 6 nhóm chính sách thí điểm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở (theo khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014).

Bộ Xây dựng đang đề xuất xây dựng Nghị quyết với 6 nhóm chính sách lớn cần thí điểm, cụ thể:

- Chính sách 1: Chính sách về đất đai để xây dựng nhà ở xã hội.

- Chính sách 2: Chính sách về lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.

- Chính sách 3: Chính sách về quyền và ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.

- Chính sách 4: Chính sách về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội.

- Chính sách 5: Chính sách về đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.

- Chính sách 6: Chính sách về phát triển nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp.

Đề xuất thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội? Đề xuất quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội như thế nào?

Đề xuất thí điểm một số chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội? Đề xuất quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội như thế nào? (Hình từ Internet)

Đề xuất quy định về đất dành để phát triển nhà ở xã hội như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp đề xuất quy định về đất dành để phát triển nhà ở xã hội như sau:

- Khi lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

+ Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không phải dành diện tích đất ở trong phạm vi dự án để xây dựng nhà ở xã hội.

+ Đối với khu vực nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội.

- Quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội quy định tại khoản 1 Điều này phải được bố trí theo đúng nhu cầu được xác định trong Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt, phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực nơi có dự án và phù hợp với nhu cầu sinh sống, làm việc của các đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội quy định tại Nghị quyết này.

- Căn cứ vào nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở được xác định trong Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc dành một tỷ lệ nhất định nguồn tiền thu được từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn để:

+ Thực hiện công tác đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có).

+ Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, dự án nhà lưu trú công nhân trên phạm vi địa bàn.

Đề xuất quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp đề xuất quy định lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội như sau:

- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật đầu tư công, pháp luật xây dựng thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật xây dựng.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua thì Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định lựa chọn chủ đầu tư theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư không phải bằng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều này thì trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư.

Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu theo pháp luật đấu thầu.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, có đủ điều kiện làm chủ đầu tư theo pháp luật nhà ở và có nhu cầu xây dựng nhà ở xã hội thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.

Xem toàn bộ Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp: Tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở xã hội

Phạm Thị Kim Linh

Nhà ở xã hội
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà ở xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào