Đề xuất thời gian khóa học trong chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như thế nào?
Đề xuất yêu cầu đối với chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đề xuất yêu cầu đối với chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:
- Thứ nhất, chương trình đào tạo phải đáp ứng được quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo.
- Thứ hai, tên ngành, nghề trong chương trình đào tạo phải tuân thủ theo Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Thứ ba, phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo; thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập và thời gian thi hết môn học, mô đun.
- Thứ tư, nội dung và thời lượng học tập các môn học chung bắt buộc trong chương trình được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các nội dung chuyên môn phải xác định rõ những nội dung chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những nội dung bổ trợ, tự chọn để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân.
- Thứ năm, chương trình đào tạo phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo.
- Thứ sáu, quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.
- Thứ bảy, nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng sự thay đổi của khoa học, công nghệ, yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và đất nước.
- Thứ tám, có sự tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ của cơ sở đào tạo có uy tín khác; tiếp cận với trình độ đào tạo nghề nghiệp tiên tiến của các quốc gia phát triển trên thế giới, bảo đảm tính hiện đại và hội nhập quốc tế.
- Thứ chín, bảo đảm tính liên thông với trình độ đào tạo cao hơn và liên thông ngang giữa các chương trình cùng lĩnh vực và trình độ đào tạo.
- Cuối cùng, có hướng dẫn sử dụng chương trình, quy định về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Đề xuất thời gian khóa học trong chương trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất cấu trúc của chương trình đào tạo nghề trung cấp, cao đẳng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đề xuất cấu trúc của chương trình đào tạo nghề gồm có:
- Tên ngành, nghề đào tạo.
- Mã ngành, nghề.
- Trình độ đào tạo.
- Điều kiện đầu vào.
- Thời gian đào tạo/ thời gian khóa học (năm học).
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học (giờ, tín chỉ).
- Giới thiệu chương trình/ mô tả ngành, nghề đào tạo.
- Mục tiêu đào tạo.
- Bảng tổng hợp năng lực của ngành, nghề trong chương trình đào tạo.
- Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn).
- Chương trình chi tiết các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn).
- Hướng dẫn sử dụng chương trình.
Đề xuất thời gian khóa học trong chương trình đào tạo nghề như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đề xuất thời gian khóa học trong chương trình đào tạo nghề như sau:
* Đối với khoá học theo niên chế:
- Thời gian khoá học đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 2 đến 3 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức theo từng ngành, nghề đào tạo tối thiểu 60 tín chỉ.
- Thời gian khoá học đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 1 đến 2 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức theo từng ngành, nghề đào tạo tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Lưu ý: Thời gian khóa học không bao gồm thời gian của các nội dung học tập được miễn trừ hoặc bảo lưu do đã học.
- Thời gian học tập bao gồm:
+ Thời gian thực học.
+ Thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun.
+ Thời gian ôn và thi tốt nghiệp.
Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực hành, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành.
Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.
* Đối với khóa học theo tích lũy mô đun hoặc tín chỉ:
- Thời gian khóa học theo tích lũy mô đun hoặc tín chỉ: là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô đun hoặc tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo.
- Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học, thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun. Thời gian thực học được tính bằng thời gian tổ chức học tập các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
- Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.
*Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:
- Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75%.
- Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70%.
*Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những cơ sở nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
- Trường trung cấp.
- Trường cao đẳng
Tải Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng: Tại đây.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình đào tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?
- Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất cho cá nhân đảng viên như thế nào? Tải ở đâu? Thủ tục cấp lại thẻ đảng viên bị mất?
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?