Đề xuất về tài sản góp vốn, phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cụ thể như thế nào?
Đề xuất về tài sản góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như thế nào?
Căn cứ tại Điều 73 Dự thảo 10 Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đề xuất như sau:
Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng quyền tài sản hợp pháp, quyền khác quy định tại khoản 1 Điều này có quyền góp vốn theo quy định của pháp luật.
3. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, tài sản khác thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn góp vốn bằng tài sản đó hoặc thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tập trung của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy theo quy định trên đề xuất về tài sản góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
- Tài sản góp vốn góp vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể là:
+ Đồng Việt Nam.
+ Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
+ Vàng.
+ Quyền sử dụng đất.
+ Quyền sở hữu trí tuệ.
+ Công nghệ.
+ Bí quyết kỹ thuật.
+ Tài sản khác, quyền khác định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, phương tiện vận tải, tài sản khác thì cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn góp vốn bằng tài sản đó hoặc thỏa thuận cho phép hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng quyền khác đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Thành viên có thể dùng tài sản để tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tập trung của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kết với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trong trường hợp này, tài sản đó không phải là tài sản góp vốn và không phải chuyển quyền sở hữu cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Đề xuất về tài sản góp vốn, phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất quy định về phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như thế nào?
Căn cứ tại Điều 86 Dự thảo 10 Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đề xuất quy định về phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Sau khi trích lập quỹ chung không chia, nộp thuế, hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác và xử lý lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối như sau:
- Trích lập quỹ khác do Đại hội thành viên quyết định.
- Thu nhập từ giao dịch nội bộ còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này và khoản 1 Điều này được phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo trình tự sau đây:
+ Tối thiểu 51% thu nhập từ giao dịch nội bộ còn lại được phân phối cho thành viên chính thức theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và mức độ góp sức lao động.
+ Phần còn lại được phân phối theo tỷ lệ phần vốn góp cho thành viên chính thức và thành viên liên kết góp vốn.
- Thu nhập từ giao dịch bên ngoài còn lại sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 của Dự thảo này và khoản 1 Điều 86 Dự thảo này được phân phối cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn do Điều lệ quy định.
Đề xuất quy định về quản lý, sử dụng quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như thế nào?
Căn cứ tại Điều 87 Dự thảo 10 Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đề xuất quy định về quản lý, sử dụng quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
- Quỹ chung không chia được sử dụng để hình thành và phát triển tài sản chung không chia; không được chia cho thành viên trong quá trình hoạt động; được xử lý khi giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 101 Dự thảo này và Điều 102 Dự thảo này. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải lập sổ theo dõi Quỹ chung không chia theo nguồn hình thành.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng Quỹ chung không chia nhàn rỗi để gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng, để làm tài sản bảo đảm khi vay vốn và phải bảo toàn vốn, trừ các khoản quỹ chung không chia từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước và nguồn hỗ trợ của cá nhân, tổ chức có quy định khác.
- Việc quản lý, sử dụng quỹ chung không chia và quỹ khác phải được quy định trong Điều lệ, quy chế về quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Hằng năm, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc báo cáo Đại hội thành viên về việc quản lý, sử dụng các quỹ trong năm và phương hướng sử dụng các quỹ năm tiếp theo theo thẩm quyền.
Xem toàn bộ Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Tại đây.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?