Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở (đất thổ cư) trên địa bàn tỉnh Bình Dương là bao nhiêu?

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở (đất thổ cư) trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như thế nào? Tôi có một miếng đất hơi nhỏ ở ngay chỗ Thủ Dầu Một nhưng lại muốn tách chia cho con nên muốn tìm hiểu về việc này. Xin cảm ơn!

Ngày 27/09/2017, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 25/2017/QĐ-UBND. Trong đó, các quy định về tách thửa đất ở được thể hiện cụ thể như sau:

Các trường hợp nào được áp dụng quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

Các trường hợp được áp dụng quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhu cầu tách thửa.

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục về tách thửa theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện thủ tục tách thửa đất.

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở (đất thổ cư) trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như thế nào?

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở (đất thổ cư) trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như thế nào?

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như thế nào?

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như sau:

Đơn vị hành chính

Diện tích (m2)

Tại các phường

60

Tại các thị trấn

80

Tại các xã

100

Như vậy, diện tích tách thửa đất ở tối thiểu ở Bình Dương tùy thuộc vào đơn vị hành chính nêu trên.

Một số quy định cụ thể để thực hiện việc tách thửa tại tỉnh Bình Dương?

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 25/2017/QĐ-UBNDkhoản 1 Điều 1 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND như sau:

Một số quy định cụ thể để thực hiện việc tách thửa tại tỉnh Bình Dương được đề cập như sau:

- Đối với thửa đất có nhiều loại đất thì việc xem xét tách thửa chỉ áp dụng cho một loại đất nếu có đủ điều kiện, sau khi trừ phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình theo quy định.

- Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách phải tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý, đảm bảo có bề rộng và chiều sâu tối thiểu 4m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới <20m; đảm bảo có bề rộng và chiều sâu tối thiểu 05m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới ≥20m. Trừ trường hợp tách thửa đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất vẫn là đất nông nghiệp thì không yêu cầu tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý.

- Trường hợp tách thửa là đất ở; đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất ở, đất phi nông nghiệp giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành:

+ Danh mục các tuyến đường, đoạn đường đã đầu tư đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Đường giao thông do Nhà nước quản lý theo quy định tại Điều 39 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước để xem xét, giải quyết tách thửa.

+ Danh mục các tuyến đường, đoạn đường chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy định nhưng tối thiểu phải đáp ứng đủ hai điều kiện là tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý và tuyến cấp điện trên cơ sở căn cứ điều kiện thực tế hoặc kế hoạch đầu tư trung hạn để xem xét, giải quyết tách thửa

- Trường hợp người sử dụng đất yêu cầu tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất quy định tại Điều 3 Quyết định này và hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.

- Trường hợp thửa đất tiếp giáp đường theo quy hoạch phân khu thì người sử dụng đất được phép tách thửa sau khi đã đầu tư đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch phân khu đã được duyệt, đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.

- Trường hợp đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch chi tiết được duyệt thì thửa đất được xác định theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

Các trường hợp cá biệt về tách thửa đất ở tỉnh Bình Dương được xử lý ra sao?

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 25/2017/QĐ-UBNDkhoản 2 Điều 1 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND như sau:

Các trường hợp cá biệt có nhu cầu tách thửa nhưng không đảm bảo diện tích tối thiểu và quy định tách thửa tại Quyết định này. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng tư vấn để xem xét, giải quyết việc tách thửa và chỉ xem xét, giải quyết tách thửa 01 lần cho hộ gia đình, cá nhân, cụ thể như sau:

- Các trường hợp cá biệt:

+ Tách thửa đất để tặng cho phục vụ việc xây dựng nhà ở.

+ Tách thửa đất tại các khu tái định cư.

+ Tách thửa đất để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất do hoàn cảnh gia đình khó khăn.

+ Thửa đất không tiếp giáp đường nhưng có nhu cầu tách thửa để hợp thửa với thửa đất có tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý thành thửa đất mới.

+ Thửa đất tiếp giáp mương thoát nước và mương này tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý.

- Hội đồng tư vấn xem xét, giải quyết tách thửa đối với các trường hợp tại Khoản 1 Điều này với điều kiện như sau:

+ Đối với đất ở:

++ Diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa là 36m2 đối với thửa đất tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý có lộ giới <20m.

++ Diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa là 45m2 đối với thửa đất tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý có lộ giới ≥20m.

+ Đối với đất tái định cư:

++ Dự án được phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án trước ngày 10 tháng 10 năm 2017.

+ Thỏa mãn với các điều kiện quy định tại quy chế quản lý xây dựng khu dân cư và giao Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản thống nhất.

+ Thửa đất tách ra có bề rộng tối thiểu bằng bề rộng ô nhỏ nhất trong lô đất đề nghị tách theo quy hoạch chi tiết được duyệt.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tách thửa

Đặng Tấn Lộc

Tách thửa
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tách thửa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tách thửa Diện tích tối thiểu được phép tách thửa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tra cứu thửa đất online nhanh chóng, mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách tra cứu thửa đất trên bản đồ ra sao?
Pháp luật
Điều kiện tách thửa đất tỉnh Lâm Đồng năm 2022 như thế nào? Diện tích thửa đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đất tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất tại địa bàn tỉnh Bình Thuận là bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hợp thửa, tách thửa đất mới nhất năm 2022? Trình tự thực hiện tách thửa, hợp thửa đất như thế nào?
Pháp luật
Hạn mức giao đất ở, điều kiện tách thửa đất ở tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện tách thửa đất ở và diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều kiện để được tách thửa đất tại tỉnh Quảng Trị năm 2022 được quy định như thế nào? Không được tách thửa đất trong trường hợp nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào