Điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu điện là gì? Ai có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài?

Cho hỏi các đơn vị phải đáp ứng điều kiện nào để được phép xuất khẩu, nhập khẩu điện nào? - Câu hỏi của anh Hùng tại Đà Lạt

Các đơn vị phải đáp ứng điều kiện nào để được phép xuất khẩu, nhập khẩu điện nào?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán buôn điện
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động bán buôn điện phải đáp ứng điều kiện:
Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.
Đơn vị đáp ứng được điều kiện về bán buôn điện được phép hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu điện.

Như vậy, các đơn vị phải đáp ứng điều kiện sau đây để được phép xuất khẩu, nhập khẩu điện:

- Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính

- Và người này phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

Điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu điện là gì? Ai có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài?

Điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu điện là gì? Ai có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài? (Hình từ Internet)

Chủ thể nào có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 137/2013/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài như sau:

Mua bán điện với nước ngoài
1. Cơ quan có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật điện lực bao gồm:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia từ cấp điện áp 220 kV trở lên. Bộ Công Thương xem xét đề nghị mua bán điện với nước ngoài của các đơn vị điện lực, trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia có cấp điện áp dưới 220 kV theo đề nghị của đơn vị điện lực.
2. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật điện lực chỉ được mua điện trực tiếp với nước ngoài ở cấp điện áp 0,4 kV và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có quy mô công suất sử dụng điện dưới 10 kW và không đấu nối được vào hệ thống điện quốc gia hoặc lưới điện tại chỗ;
c) Toàn bộ phần lưới điện từ biên giới đến địa điểm sử dụng điện do bên mua điện đầu tư và quản lý vận hành;
d) Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện;
đ) Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, giám sát, kiểm tra việc mua điện với nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này.

Theo đó, chủ thể có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài tùy thuộc vào quy mô thông qua lưới điện quốc gia nào là:

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia từ cấp điện áp 220 kV trở lên. Bộ Công Thương xem xét đề nghị mua bán điện với nước ngoài của các đơn vị điện lực, trình Thủ tướng Chính phủ;

- Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia có cấp điện áp dưới 220 kV theo đề nghị của đơn vị điện lực.

Đơn vị bán buôn điện xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:

Vi phạm các quy định về mua, bán buôn điện
...
4. Phạt tiền Đơn vị bán buôn điện từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để trả lại cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Theo đó, đơn vị bán buôn điện xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính nêu trên.

Lưu ý. mức phạt tiện nêu trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhập khẩu điện

Trần Thị Nguyệt Mai

Nhập khẩu điện
Hoạt động điện lực
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu điện có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhập khẩu điện Hoạt động điện lực
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện trong mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện đúng hay không?
Pháp luật
Tập đoàn Điện lực và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đảm bảo sản xuất điện trong thời gian tới theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ thế nào?
Pháp luật
Việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực được quy định thế nào?
Pháp luật
Biên bản kiểm tra trong lĩnh vực điện lực gồm những nội dung nào? Thời hạn chuyển Biên bản kiểm tra là khi nào?
Pháp luật
Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới có được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia không?
Pháp luật
Lịch ngừng cung cấp điện trong trường khẩn cấp phải được thông báo đến bên mua điện vào thời điểm nào?
Pháp luật
Đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là khách hàng sử dụng điện lớn? Khách hàng này sẽ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Điều tiết hoạt động điện lực gồm những nội dung nào? Ai chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Pháp luật
Thiết bị đo đếm điện là gì? Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm điện được quy định như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào