Điều kiện để thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì?
- Điều kiện để thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm mấy bước?
- Cách thức thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như thế nào?
Điều kiện để thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì?
Căn cứ tại mục 4 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như sau:
- Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
- Người quản lý, người diều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật các tổ chức tín dụng;
- Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
- Điều kiện đối với cổ đông sáng lập:
+ Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác;
+ Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu toi thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập;
+ Ngoài các điều kiện quy định tại điểm a, b nêu trên, cổ đông sáng lập là cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Mang quốc tịch Việt Nam;
(ii) Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
(iii) Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân để góp vốn;
(iv) Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoặc có bằng đại học, trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật.
+ Ngoài các điều kiện quy định tại điểm a, b nêu trên, cổ đông sáng lập là tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
(ii) Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;
(iii) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
(iv) Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
(v) Kinh doanh có lãi trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
(vi) Trường hợp là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
(vii) Trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước, phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật;
(viii) Trường hợp là tổ chức được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật;
(ix) Trường hợp là ngân hàng thương mại:
- Có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỷ đồng, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
- Không vi phạm các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
- Tuân thủ điều kiện, giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
- Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần.
Điều kiện để thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì? (Hình từ internet)
Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy gồm mấy bước?
Căn cứ tại mục 4 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như sau:
+ Bước 1: Ban trù bị gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập theo quy định tại Thông tư 40/2011/TT-NHNN.
+ Bước 2: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ các lý do không chấp thuận.
+ Bước 4: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước bổ sung các văn bản quy định tại Thông tư 40/2011/TT-NHNN.
+ Bước 5: Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản.
+ Bước 6: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấp phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ các lý do không cấp Giấy phép.
Cách thức thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần khi bỏ sổ hộ khẩu giấy như thế nào?
Căn cứ tại mục 4 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 658/QĐ-NHNN năm 2023 quy định cách thức thực hiện như sau:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả); hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?