Điều kiện, trình tự thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất tại 04 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa và Hải Phòng như thế nào?
Phạm vi điều chỉnh việc chấp nhận chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào?
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký ban hành Quyết định 10/2022 quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha. Theo đó, căn cứ Điều 1 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg, phạm vi điều chỉnh được quy định như sau:
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố Hải Phòng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 35/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội;
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha trên địa bàn tỉnh Nghệ An quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 36/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021;
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 37/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021;
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố Cần Thơ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 45/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội.
Điều kiện chấp thuận chuyển đất lúa làm dự án tại 4 tỉnh thành trên như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định điều kiện chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư như sau:
- Dự án đầu tư có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này.
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt và các quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Đã được chấp thuận đầu tư theo quy định của pháp luật mà văn bản chấp thuận còn hiệu lực đến thời điểm đề xuất; đối với dự án phải thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai thì phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
- Có Phương án trồng rừng thay thế và đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án đối với dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế hoặc phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt.
Điều kiện, trình tự thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất tại 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa và Hải Phòng như thế nào?
Quy định về đề nghị chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
- Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định này, nhà đầu tư, chủ đầu tư dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đăng ký nhu cầu sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với trường hợp dự án thực hiện trên địa bàn từ 02 huyện trở lên thì chủ đầu tư, nhà đầu tư đăng ký trực tiếp với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi thực hiện dự án.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đất lấy ý kiến theo quy định sau:
+ Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
++ Vị trí, quy mô sử dụng đất của dự án đầu tư;
++ Ảnh hưởng đối với người có đất bị thu hồi (đời sống, việc làm, chuyển đổi nghề);
++ Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất đến cộng đồng dân cư.
+ Hình thức lấy ý kiến:
++ Lấy ý kiến trực tiếp người có đất bị thu hồi, cộng đồng dân cư thông qua đại diện của điểm dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể ở địa phương nơi có đất chuyển mục đích;
++ Lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đất chuyển mục đích.
+ Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức có nhu cầu sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất để tổng hợp, giải trình, tiếp thu các ý kiến và lập hồ sơ đề nghị chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:
+ Tờ trình Hội đồng nhân dân về việc chuyển mục đích sử dụng đất gồm các thông tin cơ bản sau:
++ Sự cần thiết và nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
++ Sự phù hợp của việc chuyển mục đích sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt;
++ Việc đáp ứng điều kiện và việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan khi chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Danh mục dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Trích lục bản đồ khu vực chuyển mục đích sử dụng đất có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hồ sơ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định hồ sơ mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
- Tờ trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này;
- Danh mục dự án chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất;
- Trích lục bản đồ khu vực chuyển mục đích sử dụng đất có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, thẩm định.
Theo đó, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế chính sách, đặc thù có liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Diệp Khánh Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển mục đích sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?