Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm những hoạt động nào? Nội dung chính của hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước là gì?
- Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm những hoạt động nào?
- Việc tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước do các cơ quan nào chịu trách nhiệm?
- Nội dung chính của hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước là gì?
- Việc phân định trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
- Kiểm kê tài nguyên nước định kỳ 05 năm một lần;
- Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước;
- Xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước;
- Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra;
- Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước;
- Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực.
Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm những hoạt động nào? Nội dung chính của hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước là gì? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước do các cơ quan nào chịu trách nhiệm?
Căn cứ Điều 13 Luật Tài nguyên nước 2012 thì việc tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước được quy định như sau:
Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước của cả nước;
b) Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Lập, công bố báo cáo tài nguyên nước quốc gia định kỳ 05 năm một lần, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước hằng năm.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn theo phân cấp của Chính phủ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
4. Việc thực hiện điều tra cơ bản về tài nguyên nước phải do đơn vị có đủ điều kiện về năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Theo đó, hiện nay việc tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước do các cơ quan sau chịu trách nhiệm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước của cả nước;
Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Lập, công bố báo cáo tài nguyên nước quốc gia định kỳ 05 năm một lần, báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước hằng năm.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi địa bàn theo phân cấp của Chính phủ và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Nội dung chính của hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định nội dung chính của hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước là:
- Lập bản đồ đặc trưng lưu vực sông, bản đồ đặc trưng các sông, suối, hồ, đầm, phá và các vùng biển;
- Lập bản đồ địa chất thủy văn cho các tầng, các cấu trúc chứa nước, phức hệ chứa nước;
- Đánh giá số lượng và chất lượng các nguồn nước; tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
- Lập bản đồ tài nguyên nước, bản đồ phân vùng chất lượng nguồn nước, các bản đồ chuyên đề về tài nguyên nước;
- Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước dưới đất, ô nhiễm nước biển; phân loại nguồn nước theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt;
- Xác định khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
- Xác định dòng chảy tối thiểu trong sông, ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, khu vực cần cấm hoặc hạn chế khai thác nước;
- Đánh giá, cảnh báo, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước, diễn biến bất thường về số lượng, chất lượng các nguồn nước và các tác hại do nước gây ra;
- Xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Việc phân định trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 02/2023/NĐ-CP việc phân định trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước được quy định như như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn chưa thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Nghị định 02/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/03/2023
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?