Đính chính lỗi kỹ thuật về đánh giá học sinh tiểu học trình bày tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT?
Đính chính lỗi kỹ thuật tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2904/QĐ-BGDĐT năm 2022, Đính chính một số lỗi kĩ thuật trình bày tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (sau đây viết tắt là Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT) như sau:
(1) Tại dòng thứ 7, mục 1. Các môn học và hoạt động giáo dục (trang 4), Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đã in là: “Tin học và Công nghệ”.
- Nay bỏ cụm từ “Tin học và Công nghệ” và sửa lại như sau: Chia dòng thứ 7 này thành 02 dòng, tại mỗi dòng tương ứng với cột “Môn học và hoạt động giáo dục” ghi lần lượt như sau: “Tin học và Công nghệ (Tin học)” và “Tin học và Công nghệ (Công nghệ)”.
(2) Tại cột “Môn học và hoạt động giáo dục”, mẫu 4 và mẫu 7, Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đã in cột “Tin học và Công nghệ”.
- Nay sửa lại tên cột này là “Tin học và Công nghệ (Tin học)” và bổ sung cột “Tin học và Công nghệ (Công nghệ)”.
(3) Tại cột “Môn học và hoạt động giáo dục”, mẫu 5 và mẫu 8, Phụ lục 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đã in cột “Tin học-Công nghệ”.
- Nay sửa lại tên cột này là “Tin học và Công nghệ (Tin học)” và bổ sung cột “Tin học và Công nghệ (Công nghệ)” gồm 02 cột thành phần là “Mức đạt được” và “Điểm KTĐK”
(4) Tại cột “Môn học và hoạt động giáo dục”, mẫu 6 và mẫu 9, Phụ lục 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đã in cột “TH-CN”.
- Nay sửa lại tên cột này là “Tin học và Công nghệ (Tin học)” và bổ sung cột “Tin học và Công nghệ (Công nghệ)” gồm 02 cột thành phần là “Mức đạt được” và “Điểm KTĐK”.
Đính chính lỗi kỹ thuật về đánh giá học sinh tiểu học trình bày tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT?
Đánh giá học sinh tiểu học thường xuyên được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, đánh giá học sinh tiểu học thường xuyên được thực hiện theo 02 nội dung sau:
(1) Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
- Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
- Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
- Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
(2) Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
- Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
- Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.
Đánh giá học sinh tiểu học định kỳ được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, đánh giá học sinh tiểu học định kỳ được thực hiện như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
- Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
+ Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
+ Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
+ Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
- Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
- Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
+ Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
+ Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
- Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Trịnh Ngọc Diệp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?